Gần như là khu vực ẩm ướt nhất trong nhà, cho nên hiện tượng thấm dột nhà vệ sinh là tình trạng khá phổ biến. Hệ thống công trình phụ này có một vai trò rất quan trọng đối với đời sống sinh hoạt cảu bất kì hộ dân nào, hay bất kì đâu có con người tập trung.

Thấm dột nhà vệ sinh mang lại nhiều bất tiện cho người dùng

Thấm dột nhà vệ sinh mang lại nhiều bất tiện cho người dùng

Thấm dột nhà vệ sinh mang lại không ít phiền toái cho người dùng khi sử dụng. Không chỉ khiến cho thẩm mỹ nhà vệ sinh đi xuống mà nó còn kéo theo cả các rủi ro về chất lượng công trình, thậm chí còn gây mất an toàn cho người sử dụng.

Chính vì lẽ đó mà công tác xử lý chống thấm Hà Nội cho nhà vệ sinh luôn luôn được chú trọng và vô cùng cần thiết.

Mục Lục

Do đâu mà nhà vệ sinh hay bị thấm dột?

Như đã nói ở trên, thấm dột nhà vệ sinh không phải là tình trạng hiếm. Vậy hãy cũng chúng tôi điểm qua một số nguyên do chủ yếu gây nên tình trạng này nhé:

Thứ nhất, nhà vệ sinh là nơi mà mọi sinh hoạt trong đó đều gắn liền với nước : đi vệ sinh, rửa tay, tắm táp,…Nước dùng xong sẽ không thể thoát xuống ống thoát nước 100% mà sẽ đọng lại ít nhiều, thẩm thấu qua sàn bê tông cũng như xuyên qua các mạch lát nền nhà. Vì phải chịu tác động thường xuyên của nước trong thời gian dài nên sẽ dẫn tới tình trạng thấm dột.

Thứ hai, đây là khu vực gần nhất với hệ thống các đường ống cấp cũng như thoát nước. Chính vì thế mà nhà vệ sinh sẽ dễ có nguy cơ rò rỉ nước nôi, ngấm ngược xuyên qua sàn và tường.

Thứ ba: các mạch gạch lát nền bị bong lên tạo ra các kẽ hở cho nước xâm nhập.

Thứ tư: dưới tác động của thời tiết đặc thù nóng ẩm, mưa nhiều của nước ta, các công trình luôn phải ở trong môi trường có độ ẩm cao, đó là điều kiện thích hợp làm cho vấn đề thấm dột càng khó giải quyết.

Thứ năm: Do khi tiến hành xây dựng công trình phụ bỏ qua giai đoạn chống thấm nhà vệ sinh, khiến cho mai này có xảy ra thấm dột cũng khó mà xử lý trietj để.

Cuối cùng, cũng là nguyên nhân tưởng chừng như khó xảy ra nhưng lại khá phổ biến, đó là quá trình thi công xây dựng nhà vệ sinh diễn ra ẩu, không cẩn thận tạo ra nhiều kẽ hở cho nước xâm nhập.

Các vị trí dễ gây thấm dột là: hộp kĩ thuật, chân tường tiếp giáp tường – sàn, cổ ống đi xuyên sàn, nứt sàn bê tông nhà vệ sinh.

Các phương pháp chống thấm nhà vệ sinh

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng chống thấm

Vật liệu cần chuẩn bị

  • Đèn khò khí ga
  • Máy khò
  • Tấm trải nhựa màng bitum
  • Primer gốc bitum
  • Các dụng cụ khác: cọ, lăn, …

Các bước tiến hành

Bước 1: Vệ sinh bề mặt vị trí cần thi công kĩ càng, sạch sẽ. Nếu có chỗ lồi lõm, cần xử lý cho phẳng.

Bước 2: Chuẩn bị gắn màng chống thấm

  1. Dùng đèn khò làm nóng bề mặt sàn
  2. Quét một lớp Primer lên bề mặt vị trí cần thi công
  3. Dùng máy khò nóng làm cho mặt tấm trải nựa bitum chảy lỏng rồi dính xuống mặt sàn. (chảy đến đâu lăn màng đến đó)
  4. Dùng gioăng trương nở quấn quan cổ ống để tránh nước thấm vào.
  5. Dán cao chân tường khoảng 10-15cm để đảm bảo cho vị trí tiếp giáp sàn với chân tường khít.
  6. Sau khi dán màng khò nóng thì trát xi măng cát lên trên bề mặt để bảo vệ lớp chống thấm vừa thao tác.

Bước 3: Để lớp chống thấm khô rồi sau 24 giờ thử nước. Nếu không có hiện tượng ngấm nước thì công trình đã hoàn thành.

Ưu điểm

  • Thời gian thi công được tiết kiệm, không phải phụ thuộc thời tiết.
  • Khả năng chống thấm hiệu quả.
  • Tuổi thọ công trình chống thấm cao.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng SIKA

Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng SIKA

Chống thấm nhà vệ sinh hiệu quả bằng SIKA

Vật liệu cần chuẩn bị

  1. Chất chống dính SIKA (bao gồm: Sikadur 732 Sikagrout 214-11 Sikaflex construction AP Sika Primer 3 Sikaproof Membrane Sika Latex)
  2. Máy khuấy sơn cùng chổi quét
  3. Cọ lăn, bay, bàn chải sắt
  4. Thùng sạch, máy phun ẩm
  5. Máy hút bụi/ thổi bụi

Các bước tiến hành

Bước 1: Vệ sinh kĩ càng bề mặt cần chóng thấm

  • Với công trình mới xong phần thô: dọn dẹp đồ đạc gây vướng
  • Với công trình cũ: tháo dwox các thiết bị lắp đặt, tùy vào từng tình hình thấm để xem cần bóc tách lớp vỏ ngoài hay không.

Bước 2:

  1. Đục bê tông quanh ống nhựa (nếu được đặt trước) với diện tích 10mm x 10mm. Nếu không có ống nhựa thì định vị ống và dựng ván khuôn phía mặt dưới.
  2. Sau khi bê tông sạch khô, phủ lớp Sikadur 732 lên bề mặt và đổ Sikagrout 214 -11 xung quanh ống khi lớp kết nối vẫnđang còn dính.
  3. Trát Sika Primer 3 lên các mặt rãnh xung quanh đường ống rồi bơm Sikaflex Construction AP vào rãnh và để khoảng 7, 8 tiếng. Dùng chổi quét sơn khoảng 2, 3 lớp dung dịch pha loãng Sikaproof Membrane với 20-50% nước (mức tiêu thụ 0,6 kg/m2).
  4. Lớp lót khô rồi thì quét thêm 1 lớp vữa trộn Sika Latexcó chiều dày 1-2 mm.
  5. Thao tác trộn vữa chống thấm cungd Sika Latex (tỉ lệ 40-50l Sika/m3) và quét lên lớp kết nối Sika Latex khi vẫn ướt.

Bước 3 : : Để lớp chống thấm khô rồi sau 24 giờ thử nước. Nếu không có hiện tượng ngấm nước thì công trình đã hoàn thành.

Ưu điểm

  • Trộn nhanh
  • Dễ quét
  • Không cần nước
  • Khả năng bám dính cũng như tính chống thấm cao

Chống thấm tường nhà vệ sinh bằng sơn chống thấm

Vật liệu cần chuẩn bị

  • Sơn chống thấm /Chất chống thấm
  • Máy trộn vữa
  • Dụng cụ khác : bay, chổi sắt, cọ,…

Các bước tiến hành

Bước 1: Vệ sinh sàn sạch sẽ

Dùng máy hút bụi/thổi bụi vệ sinh thật sạch, xử lý chỗ lồi lõm cho bằng phẳng.

Làm ẩm bề mặt bằng nước sạch trước khi thi công

Bước 2: tiến hành chống thấm

  1. Dùng hỗn hợp cát và xi măng trát đều dốc chân tường.
  2. Pha hỗn hợp sơn chống thấm theo chỉ định rồi cho vào hôn hợp xi măng cát đã được trộn đều. Quấy đến khi sệt lại.
  3. Phết hôn hợp lên những bề mặt cần xử lý chống thấm, cần phủ kĩ hơn ở khu vực cổ ống xuyên sàn.
  4. Sau 2, 3 tiếng quét thêm một lớp nữa với định mức 1,8 – 2 kg/m2, độ dày 1 đến 1,2 mm. Cần quét cho lớp sau vuông góc lớp trước để tránh lỗ mọt bọt khí.

Bước 3: Để lớp chống thấm khô rồi sau 24 giờ thử nước. Nếu không có hiện tượng ngấm nước thì công trình đã hoàn thành.

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian thi công
  • Độ bền cao, kháng kiềm
  • Không ảnh hưởng bởi nước mặn
  • Không độc hại, an toàn cho người sử dụng và môi trường xung quanh.

Trên đây là tất tần tật những gì về chống thấm dột nhà vệ sinh. Hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho quý khách những thông tin hữu ích để giúp bạn lựa chọn được hướng đi phù hợp đem lại hiệu quả lâu dài. Nếu có thắc mắc gì, hãy liên hệ ngay tới tổng đài chăm sóc khách hàng để được tư vấn tốt nhất nhé. Chúng tôi rất mong được phục vụ quý khách trong tương lai!