Chống thấm tường nhà có thể được coi là việc cực kì cần thiết trong mỗi công trình. Nếu ngay từ đầu công tác chống thấm tường được thực hiện một cách cẩn thận và tỉ mỉ thì sau này, chúng ta sẽ bớt đi một mối lo công trình bị bào mòn, hư hại do nước mưa hay bất cứ đường nước nào gây ra. Ở bài viết này, chúng tôi sẽ đưa đến cho quý khách những thông tin cơ bản nhất về lĩnh vực này.
Mục Lục
Tại sao cần phải chống thấm tường nhà?
Nguyên nhân dẫn đến thấm tường nhà
Thực tế, hiện tượng thấm tường nhà không chỉ xảy ra ở những ngôi nhà cũ mà thậm chí cả những ngôi nhà mới xây dựng cũng không thế tránh khỏi. Cùng tìm hiểu xem nguyên nhân là từ đâu nhé:
Nước thẩm thấu theo mao quản đi vào sâu trong vật liệu
Thông thường, các loại vật liệu sẽ có những khoảng trống giữa các hạt, có đường kính rất nhỏ, chỉ trong khoảng từ 20 cho đến 40 micromet. Những khoảng cách đó được gọi là mao quản, Khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ đi qua các khe hở trên bề mặt vật liệu, sau đó thẩm thấu vào bên trong) mao dẫn) thông qua các mao quản dẫn đến hiện tượng thấm.
Nước xâm nhập qua các ống thoát nước sàn, hộp kĩ thuật,…
Còn một con đường khác dẫn đến hiện tượng thấm tường đó chính là nước sẽ thông qua các vết nứt ( nứt cổ trần, nứt chân chim, mao mạch rỗng,…) ở các vị trí ống thoát nước sàn, rãnh nước trên mái, chỗ tiếp giáp tường – tường, hộp kĩ thuật,..rồi chảy xuống dưới, để trong một thời gian dài như thế thì tường nhà sẽ bị ngấm nhiều nước khiến cho lớp sơn nước mục đi, tạo thành các mảng loang lổ.
Nước theo Ống thoát nước sàn lan rộng
Đôi khi, nước cũng có thể dần dần xâm nhập qua tường từ sàn nhà vệ sinh, chính từ vị trí ống thoát nước sàn sẽ lan rộng từ chân tường rồi lên đến bề mặt, từ đó xuất hiện các mảng tượng rạn nứt, hoen ố.
Thời tiết khí hậu gió mùa
Đặc trưng khí hậu Việt Nam là nhiệt đới gió mùa, độ ẩm quanh năm cao. Thêm vào đó, sẽ có những đợt nhiệt độ cao, dẫn đến bề mặt vật liệu bị co giãn, tạo ra các vết nứt dễ dàng cho nước xâm nhập gây thấm tường.
Hậu quả nếu không chống thấm tường
Công trình xuống cấp
Chỉ từ các vết bong tróc, hay các vạch nứt trên bê tông sẽ dần dẫn đến các mối nguy hiểm khó lường. Công trình sẽ bị xuống cáp một cách nhanh chóng, nhẹ nhàng thì chỉ bị mất thẩm mỹ, nặng còn khiến hỏng kết cấu, gây ra hiện tượng lún nhà hay vữa tường, khiến công trình không còn chắc chắc như ban đầu.
Khả năng gây cháy nổ
Ẩm ướt tường, trần sẽ dễ dàng khiến nước đi vào và tiếp xúc với ổ điện hoặc các thiết bị điện được ẩn sâu trong tường. Khi bị ngấm nước lâu ngày sẽ dẫn đến hư hỏng ổ điện, làm giảm thời gian sử dụng của các thiết bị điện tử trong nhà. Nghiêm trọng hơn, thấm tường có thể gây chập điện, dẫn đến cháy nổ, cực kì nguy hiểm cho gia chủ.
Ẩm mốc phát sinh hại sức khỏe
Tường nhà bị ẩm lâu ngày, hiếm khí sẽ tạo điều kiện cho nấm mốc sinh sôi phát triển. Từ các rãnh nhỏ, nấm sẽ lớn lên và lan ra ngoài. Nấm đen và xanh là nơi chưa rất nhiều vi khuẩn có hại cho đường hô hấp nếu hàng ngày chúng ta hít phải. Đặc biệt, người gài và trẻ nhỏ là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh nhất.
Tóm lại, một khi tường nhà đã bị thấm sẽ mang đến nhiều nguy hiểm không thể nói trước. Vì những hậu quả trên có thể xảy ra mà cần có những phương pháp chống thấm.
Các phương pháp chống thấm tường nhà cơ bản
Chống nấm mốc tường nhà mới
Khi thực hiện kĩ thuật chống thấm tường nhà mới, nên dùng vữa xây bằng cát vàng + xi măng + nước vôi (không dùng vôi đặc) theo tỉ lệ 3 : 1 hoặc 4 : 1. Khi xây, chú ý phải xiết mạnh bằng bay để không tạo khe hở. Sau khi trát tường được khoảng 25 phút thì thực hiện matit hoặc sơn lót. Bả matit xong thì phải lau sạch bụi bẩn trên bề mặt tường rồi mới đến sơn chống thấm.
Chống thấm cho tường cũ
Trong trường hợp tường nhà bạn bị ẩm mốc sát tường nhà bên (nhà đó chưa trát vữa) thì có thể là do nước ngấm từ chính chỗ này tới tường nhà bạn. Trong trường hợp này, cần phải xử lý chống thấm cả mặt tiếp giáp 2 tường cũng những mặt trong của tường nhà bạn.
Nếu trường hợp tường bị thấm ở nơi cần trang trí, bạn có hể đặt các vật liệu có khả năng chống thấm hoặc là dùng gạch inax hay gỗ để ốp lên tường.
Nếu trường hợp tường thấm ở những khu vực vệ sinh thì cần sử dụng chất phụ gia chống thấm dạng dung dịch và màng chống thấm MIWA để phủ lên trên bề mặt phía trong và ngoài tường bị ẩm mốc rồi tiến hành xử lý bề mặt của tường
Trên đây là một số điều cơ bản về chống thấm tường. Hi vọng bài viết này sẽ đem đến thông tin hữu ích cho các bạn độc giả. Nếu có bất cứ điều gì còn thắc mắc, xin vui lòng liên hệ về tổng đài chăm sóc khách hàng để được tư vấn miễn phí.