Hậu quả của biến đổi khí hậu trên toàn cầu là vấn đề nhức nhói trong vài thập kỉ gần đây, bởi hậu quả nặng lề, sự tàn phá khủng khiếp của nó. Quá khứ, hiện tại và cả lẫn trong tương lai đây sẽ là vấn đề nan giải khi hậu quả của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt hơn gây ảnh hưởng đến môi trường sống của mọi sinh vật và ảnh hưởng đến hàng tỷ người.
Hãy cùng tìm hiểu rõ ràng về biến đổi khí hậu và hậu quả của nó để tìm hướng giải quyết nhé.
Mục Lục
Hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đối với sự sống
1.Thay đổi hệ sinh thái
Hậu quả của biến đổi khí hậu sẽ tác động đầu tiên đến hệ sinh thái của tự nhiên, làm thay đổi tất cả các hệ sinh thái mà nó tác động đến, tất nhiên hầu hết các hệ sinh thái đều bị ảnh hưởng xấu.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cũng không hề nhỏ, do tình trạng xâm nhập mặn ngày càng cao đặc biệt nguồn nước bị ô nhiễm nặng do hoạt động của con người nên lượng nước ngọt và nước sạch ngày càng ít dần đi.
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhất là trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp nặng phát triển, lượng CO2 trong khí quyển ngày càng tăng, hiện tại là rất cao gây ô nhiễm không khí nặng lề. Cùng với đó là những thử thách do nguồn năng lượng và nguyên nhiên liệu trở nên ngày càng khan hiếm do hoạt động khai thác tận diệt của con người trong vài chục năm gần đây.
Một ví dụ điển hình cho sự biến đổi hệ sinh thái do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đó là tình trạng san hô bị tẩy trắng do nước biển ấm lên hay hiện tượng Elnino đặc biệt nghiêm trọng.
2.Mất đa dạng sinh học
Khi biến đổi khí hậu tác động nên hệ sinh thái tất nhiên cũng kéo theo sự mất đa dạng sinh học khi mội trường sống của rất nhiều loài bị thay đổi.
Do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu, nhiệt độ tăng cao nên làm cho một số loài động thực vật biến mất, thâm chí rất nhiều loài đang và sẽ có nguy cơ rơi vào thảm họa tuyệt chủng do thiếu môi trường sống.
Theo tính toán vài năm trước, nếu như nhiệt độ Trái đất tăng thêm từ 1,1 độ đến 6,4 độ nữa thì sẽ có khoảng 50% loài sinh vật đứng trước thách thức bị tuyệt chủng giống nòi. Vậy đến bây giờ trái đất đã tăng thêm bao nhiêu độ? Ngay trong thời điểm hiện nay thì đã có một số loài động vật phải di cư do hậu quả của việc biến đổi khí hậu toàn cầu.
Điển hình như loài cáo đỏ, trước đây chúng vẫn thường sống ở Bắc Mỹ thuận lợi nhưng giờ đây đã chuyển dần lên vùng Bắc Cực do nhiệt độ và môi trường ở đó phù hợp, mát mẻ hơn. Thậm chí, cuộc sống con người, nhất là những người dân ven biển do tình trạng nước biển dâng cũng bị đe dọa về nơi cư trú cũng như diện tích canh tác, mất đi nguồn lương thực và thu nhập cho gia đình. Và khoảng vài năm gần đây con người đã phải ghánh chịu những đợt nắng nóng kỉ lục, liên tiếp xảy ra.
3.Núi băng và sông băng tan chảy
Hậu quả của biến đổi khí hậu làm nhiệt độ tăng cao đã tác động trực tiếp nên những núi băng và sông băng, tất cả đều bị tan chảy dẫn tới co hẹp diện tích và chiều cao. Có thể kể đến hậu quả điển hình hình như dãy Hy Mã Lạp Sơn hiện bị tan chảy băng nên hàng năm bị co lại tới 37m/ năm. Đó chỉ là con số nhỏ trong hàng trăm triệu mét khối băng bị tan chảy mỗi năm với tốc độ 5000 tấn/s.
4.Nước biển dâng
Khi phần lớn lượng băng bị tan chảy sẽ khiến nước biển dâng cao kỉ lục, nhấn chìm đất liền, xâm nhập mặn, sạt lở ven bờ. Việt Nam có diện tích lớn nằm ven biển nên cũng bị ảnh hưởng lớn. Điều này khiến diện tích đất liền ngày càng thu hẹp dẫn đến xóa sổ nhiều thành phố, mất đất canh tác, đất sống cho con người và các loài sinh vật.
5.Chiến tranh và xung đột
Hậu quả của biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nguồn nước cũng như gây nên sự khan hiếm về lương thực, đất đai canh tác, nơi trú ngụ,…. Đây chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng xung đột và chiến tranh giữa các vùng lãnh thổ.
Có thể kể đến cuộc xung đột do tác hại của biến đổi khí hậu ở Darfur. Cuộc xung đột này đã kéo dài tới 20 năm do nhiệt độ tăng cao mà lượng nước mưa lại quá thấp.
6.Tác hại đối với nền kinh tế
Nền kinh tế chịu ảnh hưởng nặng nề cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu. Do sự xuất hiện của những cơn bão lớn, những hiện tượng thời tiết thất thường, cực đoan nên mùa màng thất bát. Đó là còn chưa kể đến việc phải phát sinh chi phí để khắc phục những hậu quả của bão lũ, sạt lở đất, cung cấp nguồn lương thực, nguồn nước sạch cho cư dân chịu những hậu quả của biến đổi khí hậu.
Những dịch bệnh lan rộng khắp nơi khiến cho nhiều nước phải bỏ ra một chi phí lớn để phòng chống gây thiệt hại lớn về kinh tế.
7.Dịch bệnh
Bùng phát dịch bệnh cũng là một trong những hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà con người phải đối mặt.
Nhiệt độ ngày càng tăng cao lại kết hợp với những đợt mưa lũ, hạn hán kéo dài giúp hình thành những dịch bệnh truyền nhiễm ảnh hưởng tới sức khỏe con người và động thực vật.
Hiện nay, tổ chức Y tế thế giới đã đưa ra cảnh báo rằng, do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà những loại bệnh trước đây chỉ xuất hiện ở vùng nhiệt đới thì giờ đây đã xuất hiện cả ở những khu vực ôn đới. Con số thống kê cho thấy, hàng năm có tới 150.000 người chết do mắc các bệnh về tim, đường hô hấp.
8.Hạn hán
Một tác hại của biến đổi khí hậu nữa mà hiện nay những vùng như Ấn Độ, Pakistan và Châu Phi đang phải đối mặt hàng ngày đó là tình trạng hạn hán, thiếu nước sinh hoạt cũng như lương thực. Theo như nghiên cứu thì lượng mưa ở những khu vực này ngày càng thấp và sẽ còn kéo dài trong nhiều thập kỷ tiếp theo.
9.Bão lụt
Trong khi những khu vực trên chịu cảnh hạn hán thì nhiều khu vực khác trên thế giới lại liên tục hứng chịu tác động của những đợt bão lũ.
Nhiệt độ nước biển tăng càng làm cho sự xuất hiện của những cơn bão ngày càng dày đặc. Không chỉ vậy, mức độ nguy hiểm của chúng cũng ngày càng tăng cao. Theo như nghiên cứu thì trên thực tế do hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu mà trong vòng 30 năm qua, số lượng những cơn bão có cấp độ mạnh và nguy hiểm đã tăng lên gấp đôi so với trước đó.
10.Những đợt nắng nóng
Những đợt nắng nóng kéo dài dẫn tới những nguy cơ hỏa hoạn, cháy rừng cũng là hậu quả biến đổi khí hậu toàn cầu mà chúng ta đang ngày càng thấy rõ.
Theo ước tính, những đợt nắng nóng trên thế giới đang diễn ra với tần suất gấp 4 lần so với trước đây. Thậm chí, nếu biến đổi khí hậu tiếp tục diễn ra như hiện nay thì trong 40 năm mới, tần suất này có thể sẽ tăng lên gấp 100 lần so với hiện nay.
Hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam
Hậu quả của biến đổi khí hậu không ở đâu xa trên trái đất, mà nước ta đã và đang bị tác động trực tiếp, theo báo cáo gần đây Việt Nam đang là nước chịu ảnh hưởng rất lớn, điều kiện khí hậu đang trở nên khắc nghiệt với nhiều thiên tai xảy ra, được đáng giá là một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tác động tới tài nguyên nước
Tài nguyên nước là một trong những nguồn tài nguyên chịu tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam.Cùng với sự ô nhiễm nguồn nước thì do nhiệt độ trung bình tăng, sự thay đổi thất thường của thời tiết cùng với những thiên tai luôn đe dọa nên nguồn nước sạch phục vụ cho sinh hoạt bị giảm sút. Nước ngọt phục vụ cho các ngày nông nghiệp, công nghiệp,… cũng bị khan hiếm , thiếu hụt trầm trọng các hồ chứa lớn bị trơ đáy, điều này chưa từng xảy ra trong những thập kỉ trước. Lượng nước bốc hơi ở ao hồ lại tăng lên trong khi lượng mưa ngày càng ít nên càng khan hiếm nước ngọt.
Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam làm lượng mưa thay đổi nên dòng chảy của những con sông cũng không còn tự nhiên như trước, thất thường trong lượng nước, dòng chảy. Cả lượng nước ngầm cũng thay đổi : ít dần, ô nhiễm, hay tình trạng hạn hán ngày càng gia tăng…
Tác động tới tài nguyên rừng
Hệ sinh thái cũng như diện tích rừng của nước ta đang ngày càng bị suy giảm do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam. Đặc biệt là diện tích rừng ngập mặn ven biển, giảm tới 80%. Đồng thời xâm nhập mặn cũng khiến nhiều khu rừng ven biển bị ảnh hưởng.Tài nguyên rừng của nước ta hiện đang bị đe dọa lớn bị cháy rừng do nhiệt độ tăng cao, những đợt nắng nóng kéo dài. Gần đây các nhà chức trách cũng đã có những can thiệp rất mạnh trong việc bảo vệ và phát triển rừng cho thấy lá phổi xanh của trai đất đang bị tổn thất nghiêm trọng.
Tác động tới xâu tới nền nông nghiệp
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã thay đổi theo hướng xấu tới con người với hệ sinh thái và mọi sinh vật sống, hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam cũng không tránh khỏi những tác động xấu tới lĩnh vực nông nghiệp.
Biến đổi khí hậu toàn cầu đã thay đổi hoàn toàn thời tiết, mưa bão, hạn hán thất thường làm cho mùa màng thất bát, gia tăng dịch bệnh cho cây trồng, vật nuôi. Trên thực tế thì nhiều năm trở lại đây, bạn cũng có thể nhận thấy rõ điều này khi nhiều địa phương tay trắng sau mỗi vụ mùa bị bão lũ, dịch bệnh,…
Tác động tới tài nguyên đất
Trong những hậu quả của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, chúng ta không thể không nhắc tới vấn đề tài nguyên đất.
Do biến đổi khí hậu mà diện tích đất nông nghiệp bị hạn hẹp. Tốc độ đô thị hóa kết hợp với tình trạng xói mòn, rửa trôi, xâm nhập mặn đã làm cho tình trạng này ngày càng trở nên cấp thiết hơn.
Tác động tới sức khỏe
Việt Nam hiện nay cũng giống nhiều quốc gia khác thậm chí còn tồi tệ hơn khi phải đối đầu với những dịch bệnh trên người và động thực vật, do thời tiết khi hậu và các nguyên nhân xung quanh làm phát sinh nhiều loại vi khuẩn, siêu vi khuẩ hay làm cho hệ miễn dịch và sự chống chịu của cơ thể bị suy giảm đáng kể. Có thể kể tới một số loại dịch bệnh đã làm cho ngành y tế nước ta phải “lao đao” như dịch tả, cúm gia cầm, bệnh tai xanh, bệnh sốt xuất huyết,…. hay yếu tố thời tiết nắng nóng, mưa lạnh thất thường cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người nhất là người già và trẻ nhỏ.
Ảnh hưởng đến cơ sở hạ tầng
Do tác động của biến đổi khí hậu dẫn theo nhiều điều kiện thời tiết bất lợi như nắng nóng, bão lũ lớn, sạt lở,…đã hủy hoại rất nhiều cơ sở hạ tầng, cũng như các cơ sở vật chất, trang thiết bị.
Tác động tới môi trường và an ninh quốc gia
Sự kiện nổi nên nhiều trong những mùa nắng nóng là cháy rừng, nhiều đợt nắng khô kỉ lục đã làm cho các khu rừng dễ cháy hơn bao giờ hết nhất là sự thờ ơ, ý thức kém trong việc sử dụng lửa tại các khu rừng của người dân, gây những thiệt hại rất lớn.
Do tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam mà hiện nay chúng ta phải đối mặt với những vấn đề như việc mâu thuẫn giữa nhu cầu sử dụng nguồn nước sạch với việc đáp ứng nhu cầu nước sạch. Khi sử dụng chung nguồn nước cho nhiều mục đích khác nhau có thể dẫn tới sự xung đột, mâu thuẫn giữa các địa phương, đơn vị doanh nghiệp.
Một số khu vực bị ảnh hưởng do xâm nhập mặn, do xói mòn đất,… nên cư dân không có nơi cư trú. Nếu không giải quyết được vấn đề này thì an sinh xã hội có nguy cơ bất ổn.
Như vậy, có thể thấy rằng hậu quả của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các quốc gia, khu vực trên thế giới là không hề nhỏ. Trong đó, biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến Việt Nam là năng lề, với những hậu quả to lớn không thể giải quyết. Theo báo cáo gần đây Việt Nam đang nằm trong top những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất do biến đổi khí hậu. Và sẽ tiếp tục phải chịu nhiều thảm họa trong tương lai: nước biển dâng làm mất hầu hết diện tích đất liền ven biển, nhất là phần lớn đồng bằng sông Cửu Long và nhiều hậu quả rất xấu khác trong cả nước…Vậy đừng chờ đợi các quốc gia khác đưa ra giải pháp, hãy hành động dù là nhỏ nhất ngay hôm nay để bảo vệ môi trường sống của chúng ta.
Hi vọng với những kiến thức mà hut be phot chúng tôi chia sẽ sẽ đem lại cho quý khách nhưng thông tin bổ ích về môi trường sống và khí hậu hiện tại của đất nước chúng ta cũng như trên toàn thế giới.