Để xây dựng một căn nhà có rất nhiều chi tiết cần lưu ý. Đó là những kĩ thuật, tiêu chuẩn cho một số chi tiết. Hay các công thức, phương thức cụ thể trong việc xây dựng các hạng mục nhỏ. Tuy các nhà thầu, thợ xây dựng đã đảm nhận trách nhiệm các điều này. Nhưng trong quá trình xây dựng là chủ sử dụng căn nhà. Thì việc thường xuyên kiểm tra các hạng mục, cách xây dựng lắp đặt là việc nên làm. Để đảm bảo chất lượng công trình được tốt nhất, làm tuổi thọ công trình kéo dài. Phục vụ tốt nhất cho nhu cầu sử dụng và đời sống của gia đình sau này.

Vậy bạn cần kiểm tra những gì trong quá trình xây dựng? Việc đầu tiên bạn cần làm là tìm hiểu, lắm vững các kiến thức cơ bản trong xây dựng. Trong những bài viết trước đây chúng tôi đã làm rất nhiều loạt bài về vấn đề này. Bạn có thể tìm hiểu trên web của chúng tôi. Còn trong bài viết này chúng tôi sẽ tiếp tục với chủ đề này. Lần này thông tin được cập nhập sẽ là các kích thước và một số lưu ý xây dựng bể phốt gia đình.

Mục Lục

Các loại bể phốt gia đình phổ biến hiện nay

Hiện nay các loại công trình và cả nhà ở đều sử dụng 2 loại bể phốt gồm bể phốt 2 ngăn và bể phốt 3 ngăn. Tùy vào kích thước của công trình mà có sự thay đổi khác nhau về kích thước. Với nhu cầu sử dụng nhiều người hay ít người mà ta có các thể tích diện tích khác nhau.

Bể phốt 2 ngăn cấu tạo và cách thức hoạt động

Cấu tạo của bể phốt 2 ngăn:

  • Ngăn chứa: Chiếm ⅔ tổng diện tích của bể phốt
  • Ngăn lắng: Chiếm ⅓ tổng diện tích còn lại.

Nguyên lí hoạt động của bể phốt 2 ngăn:

Tại ngăn chứa, các chất thải sẽ trải qua quá trình phân hủy dưới tác động của các loại vi khuẩn kỵ khí, sau đó lên men và chuyển hóa thành bùn cặn lắng xuống đáy bể. Trong khi đó, phần nước chứa các hợp chất lơ lửng ở phía trên sẽ theo đường ống chảy sang ngăn bể phốt thứ 2 (tức là ngăn lắng).

Tại ngăn lắng, những chất cặn bã còn sót lại sẽ tiếp tục được lắng xuống, phần nước sẽ chảy ra bên ngoài theo đường ống của hệ thống thoát nước thải. Lúc này, nước thải đã trong hơn và không còn nặng mùi như ban đầu, có thể sử dụng để tưới cho hoa màu hoặc thải trực tiếp ra hệ thống thoát nước chung.

Bể phốt 3 ngăn cấu tạo và cách thức hoạt động

Cấu tạo bể phốt 3 ngăn không khác nhiều so với bể phốt 2 ngăn, ở thành phố lớn các hộ gia đình không có không gian diện tích thì bể phốt thường được đặt ngay dưới nền móng nhà. Nhiệm vụ của 3 ngăn đó là:

  • 1 chứa – 1 lắng – 1 lọc: cấu tạo bể phốt 3 ngăn thông dụng nhất.
  • 1 chứa – 2 lắng

Cấu tạo, cách hoạt động bể phốt 3 ngăn

Ngăn chứa:

    • Ngăn chứa có không gian diện tích, thể tích lớn nhất. Về cơ bản bằng diện tích, thể tích 2 ngăn còn lại cộng lại. Đây là nơi chứa đựng rác thải từ khi chưa được phân hủy. Các chất thải từ bồn cầu khi đi xuống sẽ qua đường ống và xuống bể phốt. Lượng chất thải này sẽ đi vào ngăn chứa đầu tiên.
    • Sau khi các chất thải, rác thải được xả trực tiếp trong quá trình sử dụng ở bồn cầu. Chúng sẽ trôi xuống ngăn chứa này và ở vị trí đây một thời gian nhất định. Mục đích là để lượng chất thải này bị phân hủy cơ bản bằng các loại vi sinh vật hiếu khí tồn tại trong bể phốt. Chất thải sẽ biến thành bùn sau quá trình phân hủy tại ngăn chứa. Tuy nhiên tại ngăn chứa các chất thải không hoàn toàn bị phân hủy. Các chất thải không phân hủy này vẫn sẽ tồn tại và lắng đọng lại.

Ngăn lọc:

    • Các chất thải, rác thải sau khi đã được xử lý ở ngăn chứa sẽ được chuyển sang ngăn tiếp theo. Và ngăn đầu tiên sau ngăn chứa mà lượng chất thải tiến đến là ngăn lọc. Ngăn này có chức năng lọc các chất thải còn đang lơ lửng. Nếu cấu tạo bể phốt 3 ngăn được chia thành 4 phần thì ngăn lọc chiếm thể tích 1 phần trong tổng thể tích. Tức là bằng một nửa ngăn chứa và ngang bằng với ngăn lắng về thể tích và diện tích.

Ngăn lắng:

Cuối cùng hầu như chất thải đã được phân hủy khối lượng lớn. Tại bể lắng sẽ chỉ cần những chất thải rất khó phân hủy đi vào. Các chất thải khó phân hủy có thể kể đến như đồ kim loại, đồ nhựa, tóc,… Ngăn lắng cũng sẽ có thể tích, diện tích tương đương với ngăn lọc.

Tại ngăn lắng một số vật không thể phân hủy trong hai ngăn đầu tiên. Sẽ di chuyển sang bể lắng, gặp điều kiện thuận lợi chúng sẽ tự chuyển hóa sang dạng khí, không còn trong bể nữa.

Điều kiện thuận lợi là các yếu tố cụ thể sau:
  • Nhiệt độ
  • Thời gian lưu nước
  • Lưu lượng dòng nước thải
  • Cấu tạo và vi khuẩn có trong bể
  • Tải trọng chất thải
Còn những chất thải lơ lửng trong nước ở ngăn lọc cũng được chờ lắng xuống đáy cho đến khi đầy trước khi chảy ra bên ngoài.

Kích thước của bể phốt 2 ngăn

Dung tích ướt của bể tự hoại 2 ngăn

Theo chiều sâu của bể phốt 2 ngăn, sẽ có bốn lớp nước. Bao gồm 4 lớp nước sau đây theo chiều từ trên xuống dưới:

  • Lớp tích lũy bùn cặn Vt
  • Lớp chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Lớp tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Lớp tích lũy váng – chất nổi Vv
Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại gia đình

Trong đó:

Tiêu chuẩn dung tích ướt (Vư):

Vư = Vn + Vb+ Vt + Vv

1. Dung tích vùng lắng – Tách cặn( Vn)

Trong đó:

tn: thời gian lưu nước

Q: lượng nước thải chảy vào bể

Được tính theo loại nước thải và có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Bạn có thể tham khảo thời gian lưu nước tối thiểu trong vùng lắng bằng bảng dưới đây:

Tiêu chuẩn thiết kế bể phốt gia đình

Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn Vn(m3): Vn = Q.tn = N.qo.tn / 1000

Trong đó:

  • N  Số người sử dụng bể, người.
  • Qo  Tiêu chuẩn thải nước. Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ và trang thiết bị vệ sinh của ngôi nhà. Có thể lấy sơ bộ qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen là 30 – 60 l/người.ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám là 100 – 150 l/người.ngày.

2. Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3):

Vb = 0,5.N.tb / 1000

  • Giá trị của tb được nêu trong bảng dưới

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại

3. Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy Vt (m3)

Lớp bùn này chính là kết quả sau qua trình phân hủy chất thải. Các loại cặn trong quá trình phân hủy sẽ lắng xuống tạo thành lớp bùn thải. Khối lượng bùn phụ thuộc vào số lượng nước thải, chất thải, thời gian lưu và nhiệt độ.

Công thức tính lượng bùn thải:

Vt = r.N.T/1000

    • r – lượng cặn đã phân huỷ tích luỹ của 1 người trong 1 năm (với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40 l/(người.năm). Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30 l/(người.năm).)
    • T – khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm.

4. Tiêu chuẩn dung tích Vùng tích lũy váng – chất nổi (Vv)

Dung tích của phần váng nổi Vv thường được tính là (0,4 – 0,5)Vt. Hay có thể lấy sơ bộ với chiều cao của lớp váng là 0,2 -0,3m.

Trong trường hợp bể tự hoại hoại tiếp nhận nước thải từ nhà bếp, nhà ăn, cần tăng dung tích vùng chứa bùn cặn và váng lên thêm 50%.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu của bể phốt xử lý nước đen và nước xám lấy bằng 3m3.

Dung tích tối thiểu bể tự hoại xử lý nước đen lấy bằng thực tế. Mọi người thường xây bể phốt lớn hơn kích thước tối thiểu, để tăng độ an toàn khi sử dụng và tăng thời gian chu kỳ hút bùn.

Năm 2006, Harada đã nghiên cứu trên 750 dự án bể tự hoại ở nội thành Hà Nội. Kết quả là dung tích trung bình bể tự hoại của các hộ dân (chủ yếu chỉ tiếp nhận nước đen) bằng 5,4m3.

Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Chiều sâu tối thiểu của lớp nước trong bể tự hoại được tính từ đáy bể đến mặt nước.

Để đảm bảo quá trình tách cặn diễn ra và tránh được nước thải với bùn, cặn lắng và váng nổi, là 1,2 m.

Chiều sâu ngăn chứa có thể lớn hơn ngăn lắng.

Để thuận tiện cho việc xây dựng và quản lý, chiều rộng hay đường kính bể không được dưới 0,7 m.

Để tránh hiện tượng chảy tắt trong bể và tiện cho việc xây dựng, bể thường có hình chữ nhật trên mặt bằng với tỷ lệ dài: rộng = 3 : 1, với độ sâu từ 1,2 – 2,5m.

Sơ đồ bản vẽ bể tự hoại 2 ngăn chuẩn

Sơ đồ bản vẽ bể tự hoại 2 ngăn chuẩn

Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn đạt chuẩn quốc gia TCVN 10334:2014

Tổng dung tích của bể kí hiệu là V (m3) được tính bằng tổng dung tích hữu ích của bể tự họa Vư, cộng với dung tích phần lưu thông tính từ nước lên tấm đan nắp bể Vk

V = Vư + Vk

Có 4 vùng phân biệt trong dung tích ướt của bể tự hoại bao gồm:

  • Vùng tích lũy bùn cặn đã phân hủy Vt
  • Vùng chứa cặn tươi, đang tham gia quá trình phân hủy Vb
  • Vùng tách cặn (vùng lắng) Vn
  • Vùng tích lũy váng – chất nổi Vv

Tiêu chuẩn dung tích lắng

 Vư = Vn + Vb + V + Vv

Dung tích lắng được xác định dựa theo loại nước thải trong bể phốt cũng như thời gian lưu nước và lượng nước thải chảy vào bể Q, có tính đến giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.

Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn dung tích vùng tách cặn

Dung tích cần thiết của vùng tách cặn được tính theo công thức: Vn = Q.tn = N.qo.tn/1000

Trong đó:

  • N: số người sử dụng bể
  • qo: đơn vị đo tiêu chuẩn thải nước. Chỉ số này sẽ tùy thuộc vào điều kiện thời tiết, khí hậu và mức độ chuẩn bị thiết bị vệ sinh của gia đình. Về sơ bộ, qo cho bể tự hoại chỉ tiếp nhận nước đen từ 30 – 60l/ người. ngày, hỗn hợp nước đen và nước xám dao động từ 100 – 150l/người.ngày.

Dung tích vùng phân hủy cặn tươi Vb (m3)

Vb = 0,5.N.tb/1000

Giá trị của tb được tính theo bảng tiếp theo đây

Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn theo nhiệt độ

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Tiêu chuẩn vùng lưu giữ bùn đã phân hủy

Sau khi cặn thải phân hủy, phần còn lại sẽ lắng xuống đáy bể, lâu ngày chúng sẽ tích tụ thành bùn. Dung tích bùn nhiều hay ít sẽ phụ thuộc vào tải lượng đầu vào của nước thải, theo số thành viên sử dụng, thành phần và tính chất nước thải, nhiệt độ và thời gian lưu:

Vt = r.N.T/1000

  • Với r – lượng cặn đã phân hủy tích lũy của 1 người sử dụng trong vòng 1 năm
  • Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40l/ người. năm
  • Bể tự hoại chỉ xử lý nước đen từ khu vệ sinh: r = 30l/người.năm
  • T: khoảng thời gian giữa 2 lần hút cặn, năm

Tiêu chuẩn dung tích phần váng nối Vv

Dung tích phần váng nổi Vv thường được lấy bằng (0,4 – 0,5) Vt hoặc có thể lấy sơ bộ chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3 m. Trong trường hợp bể tự hoại có tiếp nhận nước thải từ bồn rửa bát, nhà bếp, thì dung tích của vùng chứa cặn và váng sẽ tăng thêm khoảng 50%.

Dung tích phần lưu không trên mặt nước

Dung tích phần lưu không trên mặt nước của bể tự hoại Vk được lấy bằng 20% dung tích ướt hoặc theo cấu tạo của bể với chiều cao phần lưu không (tính từ mặt nước tới nắp bể) tối thiểu là 0,2m. Nguồn lưu thông các ngăn trong bể tự hoại phải được thiết kế thông với nhau và có cả ống thông hơi.

Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Kích thước mà chúng tôi chia sẻ chính là kích thước hữu ích tối thiểu và không tính tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với tiêu chuẩn thải nước sinh hoạt 150 lít/người.ngày. Trung bình nước thải sẽ có nhiệt độ là 20 độ C, chu kỳ hút cặn 3 năm/lần.

tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn

Trong bảng kích thước bể tự hoại được xét là kích thước hữu ích tối thiểu và không kể tường hay vách ngăn. Kích thước này được tính với lượng nước đen từ khu vệ sinh chảy vào bể tự hoại 60 lít/người.ngày với nhiệt độ trung bình của nước thải là 20 độ C với chu kỳ 3 năm/lần.

Tiêu chuẩn dung tích ướt tối thiểu của bể phốt 3 ngăn

Bể tự hoại xử lý nước đen có dung tích ướt tối thiểu bằng 1,5m3. Còn đối với bể tự hoại xử lí nước đen và nước xám thì phải có dung tích ướt lớn hơn là 3m3.

Tiêu chuẩn chiều sâu tối thiểu của lớp nước

Theo tiêu chuẩn, bể tự hoại phải đạt được chiều sâu tối thiểu là 1,2m. Qúa trình tách cặn, độ lắng cặn trong bể ảnh hưởng trực tiếp bởi chiều sâu lớp nước. Chiều sâu lớp nước ở ngăn chứa có thể lớn hơn lớp nước ở ngăn lắng. Nếu bể phốt xây thì bạn nên lưu ý đường kính tối thiểu của bể vào khoảng 80cm. Điều này sẽ cho phép có không gian tối thiểu nhất để hoàn thiện bể.

Tiêu chuẩn ống thông hơi

Tuy ống thông hơi khá nhỏ gọn và dễ lắp đặt khi đang trong lúc xây bể. Nhưng không vì thế mà nó không quan trọng và là chi tiết thừa. Ống thông hơi là một bộ phận hợp thành quan trọng, không thể thiếu của bể phốt. Tiêu chuẩn ống thông hơi phải có đường kính tối thiểu 60mm. Đồng thời ống thông hơi phải được dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất là 0,7m. Nếu đặt ống thông hơi quá thấp, mùi từ bể phốt sẽ phát ra theo đường ống. Từ đó gây nên mùi hôi thối khó chịu, ảnh hưởng trực tiếp đến thành viên trong gia đình.

Công thức tính toán để thiết kế bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn

  • Thể tích phần lắng của bể tự hoại W1, m3
  • Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3)
  • Tổng thể tích của bể tự hoại (W, m3 )

W=W1+W2

Trong đó:

  • a là tiêu chuẩn nước thải 1 người/ngày
  • b là tiêu chuẩn cặn lắng của 1 người/ngày
  • T1 là thời gian nước lưu lại trong bể
  • T2 là thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men từ 1 – 3 ngày
  • N: số người sử dụng nhà tự hoại

Bài viết trên đây chúng tôi đã chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn.

Nguồn tham khảo: https://www.slideshare.net/satehanh/2763-thiet-kexdbetuhoai-15438366