Để xây dựng nên một căn nhà phù hợp cần tính toán rất tỉ mỉ. Về khả năng tài chính cũng như nhu cầu sử dụng khoảng bao nhiêu người. Từ đó sắp xếp, bố trí căn nhà sao cho hợp lí và khoa học nhất. Chính từ việc sắp xếp kích thước các phòng cũng khiến chủ nhà khá đau đầu. Bị chi phối bởi các thành viên trong gia đình, lời khuyên của chủ thầu. Sau đó mới cân nhắc quyết định một kích thước và vị trí cụ thể cho từng phòng.

Phòng vệ sinh thường không được quan tâm nhiều về kích thước. Tâm lí chung của đại bộ phận hiện nay là nhà vệ sinh chỉ là chỗ để đi vệ sinh. Không sử dụng thường xuyên trong thời gian dài như các căn phòng khác. Nên nhà vệ sinh thường được đặt ở cuối thậm chí là nhét dưới gầm cầu thang. Như vậy có đúng hay không? Hút bể phốt tại Hà Nội sẽ giúp các bạn tìm hiểu nhé!

Với một số người nhà có thể rộng hoặc không nhưng vẫn muốn có một phòng vệ sinh rộng. Ngược lại cung có người diện tích nhà rộng nhưng lại để phòng vệ sinh nhỏ. Dành không gian cho những phòng khác hoặc để làm mục đích khác. Nhưng suy cho cùng thì diện tích phòng vệ sinh vẫn phải đủ tối thiểu để đáp ứng được tất cả các đặc điểm cho chính nó.

Mục Lục

Tại sao phải xây nhà vệ sinh theo đúng kích thước tiêu chuẩn

Vậy tại sao kích thước nhà vệ sinh và vị trí của chúng lại quan trọng như vậy? Nhà vệ sinh ngày nay không đơn thuần như nhà vệ sinh thời trước. Được đặt trong nhà, nên ảnh hưởng khá nhiều đến đời sống sinh hoạt cũng như thẩm mỹ của ngôi nhà. Thông thường vì 3 lí do chính sau đây mà kích thước và vị trí nhà vệ sinh được coi trọng.

Số lượng thiết bị và mục đích nhà vệ sinh

Hiện tại người ta có thể xây dựng nhà vệ sinh với nhiều mục đích. Đơn giản chỉ là nhà vệ sinh hoặc gán ghép với nhà tắm, phòng giặt. Thế nên trang thiết bị trong phòng có thể thay đổi khác nhau. Diện tích phải ít nhất vừa đủ để lắp đặt tất cả các thiết bị này.

Hay bồn cầu cũng không thể quá gần vòi tắm và tương tự các thiết bị cũng cần có khoảng cách. Vì thế diện tích phòng tắm cũng tùy thuộc vào khoảng cách giữa các thiết bị.

Có vai trò tổng thể trong kiến trúc của căn nhà

Nhà vệ sinh cũng tương tự như các phòng khác của căn nhà. Đóng góp vai trò tổng thể để hoàn thiện kiến trúc của chính căn nhà. Ví dụ như nhà vệ sinh được đặt cạnh phòng bếp. Thì căn phòng vệ sinh không thể quá nhỏ so với phòng bếp rộng “thênh thang”. Và ngược lại phòng bếp cũng không thể quá nhỏ để diện tích phòng vệ sinh quá lớn. Vì thế muốn có kiến trúc đẹp thì phải hài hòa cả hai.

Vị trí phòng tắm có vai trò quan trọng đối với phong thủy

Nếu như có chút ít hiểu biết về phong thủy chắc hẳn bạn sẽ biết rõ điều này. Xây nên một căn nhà, phong thủy cũng là một phần tất yêu nên coi trọng. Và trong đó nhà vệ sinh cũng là yếu tố quan trọng này. Bởi nhà vệ sinh là nơi được coi là ô uế là khí xấu. Phải thiết kế, sắp đặt sao cho lượng khí xấu này không áp đi vượng khí trong ngôi nhà.

Vì thế không khó hiểu khi nhà vệ sinh được xây cuối nhà. Cửa nhà vệ sinh thường khuất khó nhìn từ lối vào, lối đi. Nhà vệ sinh đặt cạnh bếp có cửa không được đặt chính diện bếp nấu. Hay cũng không được đặt chính diện lối cửa ra vào.

Phòng vệ sinh, phòng tắm đối với nhiều người còn là nơi thư giãn

Đúng thế. Đối với nhiều người phòng tắm, phòng vệ sinh đâu chỉ có tác dụng đơn thuần. Đôi khi đây còn là nơi thư giãn, xả stress sau mỗi ngày mệt mỏi. Được ngâm mình trong làn nước âm để xả đi những mệt mỏi thì thật tuyệt. Thế nên không gian căn phòng cũng phải đem lại sự thoải mái, rộng rãi. Không quá chật chội, gò bó sẽ làm hỏng mục đích thư giãn ban đầu.

Các tiêu chuẩn diện tích, kích thước nhà vệ sinh nên tham khảo

Những ngôi nhà sẽ có kiểu cách và diện tích mặt bằng khác nhau. Sẽ có những thay đổi về vị trí, diện tích và kích thước phòng vệ sinh khác nhau. Tùy theo ngôi nhà của bạn có thể tham khảo những tiêu chuẩn về kích thước sau đây. Bạn có thể thay đổi tùy ý sao cho phù hợp nhất.

Diện tích, kích thước nhà vệ sinh tối thiểu

Đây là diện tích nhà vệ sinh tiêu chuẩn nhất với kích thước tối thiểu cần có. Kích thước nhà vệ sinh tối thiểu vào khoảng 2,5 m2 đến 3 m2. Diện tích này đủ để đặt những thiết bị thiết yếu của nhà vệ sinh bồn cầu, chậu rửa, vòi tắm. Tuy nhiên với diện tích này chúng tôi khuyên bạn nên đặt thiết bị với mục đích vệ sinh: bồn cầu, chậu rửa. Vì đặt thêm chức năng tắm rửa thì sẽ rất chật hẹp và gặp bất tiện khi sử dụng.

Với nhà vệ sinh, kích thước tối thiểu thường được đặt ở những nơi diện tích hẹp như phòng ngủ, cầu thang. Vì đây là diện tích tối thiểu nên bạn không nên giảm kích thước hơn nữa. Để đảm bảo được các chức năng cũng như tính thoải mái cho căn phòng.

Diện tích, kích thước nhà vệ sinh trung bình

Diện tích, kích thước nhà vệ sinh trung bình có diện tích từ 4 m2 đến 6 m2 . Đây được coi là diện tích tiêu chuẩn nên áp dụng nhất cho tất cả các nhà vệ sinh. Một không gian vừa đủ tích hợp cả chức năng vệ sinh và tắm rửa. Ngoài những thiết bị như bồn cầu, chậu rửa, cụm vòi tắm bạn cũng có thể đặt thêm bồn tiểu đứng cho nam hoặc giá hay tủ để đồ.

Ngoài ra với diện tích này bạn có thể lắp đặt tấm chắn bằng kính cường lực. Loại kính cường lực có độ dày từ 10mm đến 12mm cách nhiệt, cách âm, có độ an toàn chắc chắn cao. Hay bồn tắm có rèm che để ngăn cách hai chức năng tắm và vệ sinh tách biệt. Kích thước tiêu chuẩn của phòng tắm kính vào khoảng 1200mm x 900mm (hình chữ nhật) hoặc 900mm x 900 mm, 1000mm x 1000mm (hình vuông).

Với diện tích này sẽ khá thoải mái đối với tất cả người sử dụng.

Diện tích, kích thước nhà vệ sinh cỡ lớn

Với nhà vệ sinh có kích thước cỡ lớn này bạn có thể thỏa mái sử dụng. Đặt được nhiều thiết bị với các kích cỡ khác nhau. Ngoài những thiết bị cơ bản như bồn cầu, cụm vòi tắm, bồn rửa. Bạn còn có thể đặt thêm máy sưởi, xông hơi một số loại tủ đồ. Hay thậm chí bạn cõ thể đặt một chiếc máy giặt nếu khoảng cách là hợp lí. Thậm chí với kích thước này bạn cũng có thể đặt tivi hoặc máy phát nhạc.

Nhà vệ sinh có kích thước lớn có diện tích từ 10 m2 đến 11 m2 trở lên. Hoàn toàn cho bạn một cảm giác thoải mái về không gian. Không gò bó, chật chội mà rộng rãi, thoải mái. Vì vậy bạn có thể thư giãn trong một khoảng thời gian dài với nhiều tiện nghi hơn.

Các thông số, kích thước chi tiết của nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Ngoài kích thước tổng thể của nhà tắm phải đủ tiêu chuẩn. Thì bạn cũng nê lưu ý về kích thước của một số chi tiết trong  nhà vệ sinh. Bạn cần có đủ khoảng cách giữa các thiết bị phù hợp. Để đảm bảo đủ không gian sử dụng các loại thiết bị này mà không bị gò bó, khó chịu, khó sử dụng.

Các kích thước chi tiết trong nhà vệ sinh mà bạn cần lưu ý gồm

  • Kích thước của cửa ra vào nhà vệ sinh, cũng cần lưu ý như các loại cửa ra vào khác. Chiều cao và chiều rộng tương ứng là 1.9m x 0.68m, 2.1 m x 0.82m, 2.3m x 1.02m. Những kích thước này như một tiêu chuẩn ở những nơi làm cửa vì tính phong thủy rất tốt.
  • Gạch lát nền cũng sẽ tác động đến cảm nhận không gian của mắt người. Gạch lát nền của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn có thông số là 20cm x 20cm. Bạn có thể lựa chọn loại gach phù hợp với chi phí, và phong thủy. Nhưng nên chọn loại gạch chống trơn trượt trong nhà vệ sinh.
  • Gạch ốp tường của nhà vệ sinh kích thước tiêu chuẩn thường sử dụng loại 20cm x 20cm hoặc 20cm x 30cm. Khi ốp tường người ta thường không ốp sát trần mà để một khoảng trống. Từ mép gạch cách trần một khoảng cách có tỉ lệ nhất định.
  • Chiều cao tối thiểu của trần nhà vệ sinh là từ 2.2 m
  • Chiều cao tối thiểu từ sàn tới chậu rửa mặt từ 82cm – 85cm
  • Chiều cao của vòi sen từ 75cm – 80 cm
  • Chiều cao của bát sen từ 170m – 175 cm
  • Chiều cao của mắc áo từ 165m – 170 cm
  • Tất cả nhà vệ sinh nên có quạt thông gió để thoáng khí

Những lưu ý trong quá trình xây dựng nhà vệ sinh

Nên để nhà vệ sinh được thông thoáng bằng cách đặt các ô cửa nhỏ. Hoặc lắp đặt hệ thống hút mùi cho riêng căn phòng vệ sinh. Độ dố đường ống cũng cần phải được đặt hợp lí. Độ dốc cần thiết cho nhà vệ sinh là từ 1% – 2 % và miệng thu nước được đặt thấp hơn sàn khoảng 10 mm. Bạn có thể tham khảo bài viết về tiêu chuẩn độ dốc thoát nước của chúng tôi.

Khi xây nhà vệ sinh ngoài các vị trí đặt nhà vệ sinh, đặt cửa. Hay các lưu ý xây bể phốt thì việc chống thấm tốt trong nhà vệ sinh cũng cần được để ý kĩ lưỡng.

Các thiết bị thiết yếu trong nhà vệ sinh tiêu chuẩn

Không chỉ kích thước mà thiết bị trong phòng vệ sinh mới làm nên đúng chắc năng và cái tên của nó. Bạn không thể gọi là một căn phòng vệ sinh nếu không có bồn cầu. Không thể gọi là phòng tắm nếu thiếu cụm vòi tắm, vòi sen. Nói cách khác thiết bị chính là cốt lõi của nhà vệ sinh. Vì vậy để có một nhà vệ sinh thì ít nhất cũng cần có những thiết bị thiết yếu nhất. Vậy trong nhà vệ sinh cần có những thiết bị cụ thể gì?

Thiết bị thiết yếu trong nhà vệ sinh

  • Chốt cài cửa (tay nắm có chốt) bên trong phòng vệ sinh
  • Móc treo quần áo được gắn trên cửa hoặc giá để đồ được gắn trên tường
  • Bồn cầu
  • Hộp đựng, treo giấy vệ sinh
  • Thùng đựng rác thải có nắp
  • Bồn tiểu nam (với phòng vệ sinh nam)

Thiết bị nhà tắm (nếu được tích hợp với nhà vệ sinh)

  • Cụm vòi tắm, vòi sen hoặc van nước
  • Móc treo quần áo, khăn tắm
  • Gía để dầu gội, sữa tắm
  • Gương

Thiết bị rửa tay

  • Bồn, chậu rửa mặt dành cho nhà vệ sinh và vòi nước.
  • Gương soi nửa người được gắn phía trên chậu rửa mặt;
  • Xà phòng rửa tay và khay đựng xà phòng rửa tay;
  • Giấy lau tay hoặc trang bị máy sấy tay tự động;
  • Thùng đựng rác sinh hoạt có nắp.

Kích thước bể phốt và vị trí đặt bể phốt

Bể phốt cũng là thành phần không thể thiếu để có một căn phòng vệ sinh hoàn hảo. Nếu xây bể phốt đúng tiêu chuẩn sẽ tránh được các tình trạng hư hỏng trong nhà vệ sinh. Như tắc nghẽn bồn cầu, phát mùi do rò rỉ bể phốt.

Số người dùngChiều cao lớp nước (m)Chiều rộng bể (m)Chiều dài ngăn thứ nhất (m)Chiều dài ngăn thứ hai (m)Dung tích ướt (m3)Dung tích đơn vị (m3/người)
51,20,82,1130,60
101,20,82,6130,34
201,41,23,116,80,34
501,61,84,51,417,10,34

Ví trí bể phốt thường được đặt ở cuối nhà, còn những nhà có đất rộng thì thường đặt bể phốt ở bên ngoài. Vì theo phong thủy tránh để những thứ ô uế trong nhà là tốt nhất. Và cũng không nên đặt bên trên hoặc ngay cạnh đường ống nước. Cũng theo phong thủy đường ống nước dưới lòng đất cũng được coi là long mạch. Nên không được để long mạch bị ô uế bởi bể phốt.