Mục Lục

Nguyên nhân gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu

Bạn đang thắc mắc với cụm từ biến đổi khí hậu toàn cầu, hay chưa lắm rõ được tất cả những nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp gây nên hiện tượng khí hậu ngày càng khắc nghiệt này? Vậy nguyên nhân là do đâu: thiên nhiên, con người hay các yếu tố nào khác gây nên? Trong bài viết sau đây Hút bể phốt Sạch sẽ tổng hợp đầy đủ nguyên nhân dẫn đến hiện tượng biến đổi khí hậu.

Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến biến đổi khí hậu toàn cầu từ 2 yếu tố

  • Khách quan: đó là những hoạt động của thiên nhiên nhưng không đáng kể.
  • Chủ quan: từ chính những hoạt động của con người, đây là nguyên nhân chủ yếu khiến biến đổi khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng và ngày càng trở nên khó giải quyết.

Sau đây chúng ta sẽ tìm hiểu nguyên nhân biến đổi khí hậu toàn cầu qua 2 phương diện đã nêu ở trên.

10 tác nhân chính gây biến đổi khí hậu: Xem thêm

Nguyên nhân gây biến đổi khí hậu trên phương diện khách quan

Xét theo yếu tố khách quan là những hoạt động, biến đổi của thiên nhiên , chúng ta có những nguyên nhân sau:

  • Sự thay đổi quỹ đạo quay của Trái đất.
  • Sự thay đổi cường độ sáng của mặt trời.
  • Xuất hiện các điểm đen trên bề mặt mặt trời.
  • Các hoạt động địa chất, núi lửa, từ trường.
  • Sự biến đổi của các dòng hải lưu và thềm lục địa.

Sự thay đổi quỹ đạo quay của Trái Đất

Trái đất quay quanh Mặt trời theo một quỹ đạo cố định với trục nghiêng 1 góc 23,5 độ. Việc thay đổi độ nghiêng của quỹ đạo sẽ dẫn đến thay đổi từ trường và những thay đổi rất lớn trong đó có khí hậu.

Quỹ đạo trái đất

Quỹ đạo trái đất

Tuy nhiên thì chỉ số thay đổi góc nghiêng của quỹ đạo rất nhỏ và diễn ra vô cùng chậm có thể lên tới hàng tỷ năm vì vậy không gây ra ảnh hưởng nhiều tới biến đổi khí hậu.

Sự thay đổi quỹ đạo quay quanh mặt trời của trái đất cũng gây ảnh hưởng, trái đất trong quỹ đạo quay ổn định sẽ nhận được lượng nhiệt vừa đủ để điều hòa khí hậu. Nhưng do quỹ đạo quay không ổn định khi xa sẽ nhận được ít nhiệt gây nên những hiện tượng những đợt lạnh rét kỉ lục hay gần mặt trời thì nhận nhiều nhiệt và các tia đọc hại gây ra những đợt nắng nóng, hạn hán.

Sự thay đổi cường độ sáng và xuất hiện điểm đen trên mặt trời

Dựa theo các nghiên cứu khoa học thì từ khi được tạo thành cách đây hơn 4.5 tỉ năm, cường độ sáng của Mặt trời đã tăng khoảng 30%. Nhưng 4.5 tỉ năm là một khoảng thời gian rất dài và con số 30% không phải là quá lớn.

Sự thay đổi diễn ra từ từ, theo một quy trình biến đổi nhất định nên việc ảnh hưởng tới sự biến đổi khí hậu gần như là không có.

Điểm đen mặt trời

Điểm đen mặt trời

Ngoài ra, với sự xuất hiện của các điểm đen trên mặt trời (Sunspots) cũng làm thay đổi cường độ tia bức xạ phát từ mặt trời xuống bề mặt trái đất trực tiếp gây ra tình trạng nóng lên toàn cầu.

Số Sunspots xuất hiện trung bình năm từ năm 1610 đến 2000. Với sự xuất hiện các Sunspots làm cho cường độ tia bức xạ mặt trời chiếu xuống trái đất thay đổi, nghĩa là năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất (Nguồn: NASA).

Sự thay đổi cường độ sáng của Mặt trời cũng gây ra sự thay đổi năng lượng chiếu xuống mặt đất thay đổi làm thay đổi nhiệt độ bề mặt trái đất.

Các hoạt động địa chất, núi lửa cũng là nguyên nhân gây biến đổi khí hậu

SO2, bụi, tro, hơi nước là những chất được phun vào bầu khí quyển mỗi khi núi lửa phun trào.

Lượng khí và tro bụi rất lớn từ núi lửa có thể gây ra tác động tiêu cực tới khí hậu và môi trường của khu vực trong nhiều năm.

Ngoài ra, khi núi lửa phun trào còn giải phóng các loại hạt nhỏ được gọi là các SOL khí, các hạt này sẽ phản chiếu lại bức xạ mặt trời trở lại không gian từ đó chúng có tác dụng làm giảm nhiệt độ lớp bề mặt trái đất.

Hoạt động núi lửa

Hoạt động núi lửa

Xếp cùng với cháy rừng thì các hoạt động núi lửa phun trào cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng biến đổi khí hậu tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung.

Sự biến đổi của các dòng hải lưu và kiến tạo mảng

Các đại dương nơi chứa những dòng hải lưu di chuyển liên tục, đây là một phần không thể thiếu trong hệ thống khí hậu. Khi các dòng hải lưu di chuyển sẽ mang theo một lượng lớn nhiệt trên khắp hành tinh.

Việc thay đổi sự lưu thông các dòng hải lưu có thể ảnh hưởng lớn tới quá trình biến đổi khí hậu như: hạn hán, băng giá,…

Các dòng hải lưu

Các dòng hải lưu

Tuy nhiên, xét theo các dữ liệu kể trên thì những nguyên nhân khách quan (từ tự nhiên) lại không phải là yếu tố chính gây ra sự biến đổi khí hậu toàn cầu như hiện nay mà phần lớn nguyên do lại đến từ yếu tố chủ quan (con người).

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu trên phương diện chủ quan

Yếu tố chủ quan là chính từ con người, những hoạt động phát triển con người nhất là trong nửa thế kỉ gần đây  thời kì công nghiệp phát triển , chính những hoạt động này đã gây ra sự biến đổi của khí hậu toàn cầu diễn ra nhanh chóng như vậy, ngày một trở nên nặng nề và càng ngày càng khó giải quyết.

Một số dữ liệu khoa học cho thấy tác động tiêu cực của con người tới môi trường và trả lời rõ ràng cho câu hỏi nguyên nhân gây biến đổi là do đâu.

 

Khí thải từ hoạt động công nghiệp

Khí thải từ hoạt động công nghiệp

Khi sử dụng vật mẫu là các lõi băng được khoan ở Greenland và Nam cực đã cho thấy.

Khoảng 18.000 năm trước (kỳ băng hà và kỳ băng tan): hàm lượng khí CO2 trong khí quyển chỉ khoảng 180 -200ppm (phần triệu), nghĩa là chỉ bằng khoảng 70% so với thời kỳ tiền công nghiệp (280ppm).

Từ khoảng năm 1.800 (ứng với thời kì tiền công nghiệp), hàm lượng khí CO2 bắt đầu tăng lên, vượt con số 300ppm và đạt 379ppm vào năm 2005, nghĩa là tăng khoảng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa mức khí CO2 tự nhiên trong khoảng 650 nghìn năm qua.

Hàm lượng các khí gây hiệu ứng nhà kính khác như: khí mêtan (CH4), ôxit nitơ (N2O) cũng tăng lần lượt từ 715ppb (phần tỷ) và 270ppb trong thời kỳ tiền công nghiệp lên 1774ppb (151%) và 319ppb (17%) vào năm 2005. Riêng với các chất khí Chlorofluorocarbons (CFCs) vừa là khí gây ra tình trạng hiệu ứng nhà kính với mức độ gây nóng lên toàn cầu cao hơn nhiều lần so với CO2, vừa là chất phá hủy tầng ôzôn bình lưu, chỉ mới có trong khí quyển do con người sản xuất ra kể từ khi công nghiệp làm lạnh, hóa mỹ phẩm phát triển. – Nguồn: Wikipedia

Từ năm 1840 đến 2004, tổng lượng phát thải khí CO2 từ các nước tư bản, các nước đầu tàu kinh tế đã chiếm tới 70% tổng lượng phát thải khí CO2 toàn cầu, trong đó ở Anh, Mỹ, Pháp trung bình mỗi người dân phát thải 1.100 tấn, gấp khoảng 48 lần Ấn Độ và 17 lần Trung Quốc.

Xem thêm viễn cảnh trái đất 50 năm nữa sẽ ra sao? Tại đây

Hậu quả của biến đổi khí hậu đến thế giới hiện nay

Ảnh hưởng đến nguồn nước

Biến đổi khí hậu có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả hệ thống kênh, rạch,.. trên trái đất. Nhiệt dộ trung bình tăng khiến cho lượng mưa giảm đi do không khí có thể trữ nước tốt hơn.

Nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho hoạt động chăn nuôi đều đến từ sông ngòi. Biến đổi khí hậu gây lên ô nhiễm nguồn nước, hạn hán cũng như lũ lụt sẽ xuất hiện nhiều hơn.

Ảnh hưởng đến rừng

Là nơi hấp thụ nhiều nhất khí CO2, là tác nhân gây ra hiện tượng nhà kính cũng như hiện tượng nóng lên toàn cầu nhưng gần đây, hiện tượng cháy cũng như ngập úng rừng đang ngày càng lan rộng. Điều đó khiến cho “sự phong ngự” của con người đã mất đi đáng kể.

Ảnh hưởng đến biển

Được coi là hố hút CO2 lớn nhất thế giới để ngăn chặn chúng tiếp cận bầu khí quyển, đại dương có vai trò cực kì quan trọng. Thế nhưng nhiệt độ tăng lên làm cho nồng độ CO2 tăng theo, khiến cho đại dương có nhiều tính axit hơn. Điều này được chứng minh bở hiện tượng rặng san hô giảm đi 70%, kéo theo đó các loài sinh vật dưới nước cũng khó sinh tồn hơn trước.

Ảnh động đến các loài động vật

Hiện nay, nhiều loài động vật đã được liệt kê vào danh sách đỏ, có nguy cơ tuyệt chủng cao. Biến đổi khí hậu làm chúng không kịp thay đổi đặc tính để thích nghi, dần làm mất khả năng sinh tồn.

Ảnh hưởng đến 2 cực

Tại cực Bắc, nhiệt độ trung bình đã tăng lên 5% trong vòng 100 năm. Nếu không cải thiện tình hình này, không ngoài trừ khả năng mùa hè ở Bắc Cực sẽ không con băng trong một vài thập kỉ tiếp theo.

Còn tại cực Nam, nhiệt đọ tăng khiến cho dải băng lớn nhất thế giới dần tan chảy, mất đi khả năng điều hòa nhiệt độ cho toàn cầu, dẫn tới nhiệt độ ngày càng tăng nữa.

Nguyên nhân biến đổi khí hậu ở Việt Nam

Theo số liệu từ tổ chức môi trường thế giới, năm 1990  Việt Nam phát thải 21,4 triệu tấn CO2. Năm 2004, phát thải 98,6 triệu tấn CO2, tăng gần 5 lần, bình quân đầu người 1,2 tấn/năm.

Như vậy có thể thấy lượng phát thải các khí CO2 của Việt Nam tăng khá nhanh trong 15 năm qua, mặc dù vẫn ở mức thấp so với trung bình toàn cầu và nhiều nước trong khu vực nhưng chúng ta vẫn phải chịu những hậu quả, ảnh hưởng nặng nề trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất.

Dự tính tổng lượng phát thải các khí nhà kính của Việt Nam sẽ đạt 233,3 triệu tấn CO2 tương đương vào năm 2020, tăng 93% so với năm 1998.

Ứng vào tình hình thực tế thì với mức độ tăng dân số và quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ như hiện nay thì lượng khí thải tại Việt Nam chắc chắn đã tăng hơn rất nhiều và những ảnh hưởng từ biến đổi khí hậu tới Việt Nam cũng đã manh nha xuất hiện từ việc biển lấn đất liền, khí hậu trở nên ngày khắc nhiệt, mưa lũ triền miên, nhiệt độ mùa hè tăng cao đột biến, diện tích đất nhiễm mặn ngày càng tăng cao, dịch bệnh tràn lan và ngày càng khó kiểm soát.

Khí thải từ hoạt động giao thông gây biến đổi khí hậu

Hậu quả biến đổi khí hậu với Việt Nam

Tác động đến lượng mưa trung bình

Lượng mưa trung bình tăng lên đáng kể so với những năm 1980-1999. Lượng mưa đã tăng lên 5%. Kèm theo đó là hiện tượng xạt lở đất đai, lũ lụt cũng đã xảy ra với tần suất cao hơn.

Gây hại Môi trường

Hiện nay, tỉ lệ ỗ nhiễm bụi trong các thành phố lớn như Hà Nôi hay thành phố Hò Chí Minh đang ngày càng tăng ở mức báo động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân. Môi trường không khí ô nhiễm, môi trường nước cũng chẳng tránh khói. Nguồn cung cấp nước sạch cho hàng triệu gia định, doanh nghiệp cũng trong tình trạng cần phải chú ý.

Điều này có ý nghĩa gì? Khi mực nước biển tăng, đồng nghĩa với việc diện tích đất liền giảm. Ví dụ điển hình là nếu mực nước ở đồng bằng sông Cửu Long tăng lên 100cm thì dienj tích đất liền bị ảnh hưởng lên tới 38,9%. Diện tích đất giảm xuống, dẫn tới sản lượng lúa, lương thực giảm theo do đất nông nghiệp bị nhiễm mặn.

Ảnh hướng đến chăn nuôi trông trọt.

Thời tiết biến động khiến sản lượng nông nghiệp thay đổi, nguồn thức ăn giảm, nguồn nước dân cạn kiệt dẫn đến sức khỏe vật nuôi yếu đi, giảm chất lượng chăn nuôi.

Ảnh hưởng đến mực nước biển

Thèo các chuyên gia địa lý, mực nước biển sẽ tăng lên khoảng 30cm vào năn 2050 và 75cm vào cuối thế kỉ 21. Lượng nước biển trung bình tại Việt Nam tăng 12 cm.

Ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái biển và nuôi thủy hải sản

Các hiện tượng ô nhiễm, nước biển dâng cao, bão lụt, sóng thần đang dần khiến môi trường dưới biển bị ảnh hưởng nặng nề, dẫn đến nuôi trồng thủy hải sản giảm, thậm chí gây tiệt chủng ở một số loài.

Ảnh hưởng đến nhiệt độ

Hiện nay, nhiệt độ nước ta đang dần tăng lên. Ở vùng Tây Bắc, nhiệt độ trung bình tăng lên 2,6 độ, còn ở Đông Bắc là 2,5 độ, đồng bằng Bắc Bộ là 2,4 độ C, Nam Bộ  tăng 1,9 độ so với số liệu nghiên cứu từ nhưng năm 1980-1999

Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Môi trường không khí, nước đều ô nhiễm, các hiện tượng thiên tai gia tăng làm cho sức khỏe con người xấu đi, tuổi thọ có xu hướng giảm và các bệnh về hô hấp, tim mạch hay da đều ngày càng xuất hiện nhiêu hơn.

Điều cần làm ngay lúc này là toàn bộ người dân Việt Nam nói riêng, các cấp lãnh đạo ban ngành cùng với toàn thể người dân trên toàn thế giới phải chung tay để tìm kiếm và có những hành động nhằm giảm thiểu quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu bắt đầu từ những việc nhỏ nhất như: không xả rác bừa bãi, sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường, trồng nhiều cây xanh,…