Hiện nay đang nổi nên phong trào ” về quê nuôi cá và trồng thêm rau” trong giới trẻ. So với môi trường đô thị thì nông thôn thường dễ sống hơn nhiều. Thay vì bận rộn kiếm tiền, trang trải cuộc sống mà không có giây phút nghỉ ngơi. Thì về với vùng nông thôn, đúng nghĩa “nuôi cá và trồng rau”- có cái gì thì ăn cái đấy. Sinh sống ở nông thôn khá dễ dàng chỉ cần mảnh đất vừa đủ trồng rau, chăn nuôi là đã có thể sống qua ngày. Cuộc sống lại dễ thở hơn khi không còn bận rộn với cơm áo gạo tiền. Dành được nhiều thời gian hơn chăm sóc gia đình và bản thân.

Nhưng thực chất chỉ vì thế mà phong trào này nổi nên rầm rộ không. Như chúng ta đã biết con người có tính thích nghi rất tốt. Nên việc sống ở thành phố tuy bận rộn, khó khăn nhưng vẫn có thể hài hòa được. Chưa kể đô thị còn tồn tại tầng lớp giàu có vì thế không đến nỗi phải bỏ về quê sống.

Vậy vấn đề lớn nhất ở đây là gì? Gần đây phương tiện thông tin đại chúng quá phổ biến. Hàng ngày chúng ta có thể tiếp cận được rất nhiều tin tức. Và loại tin xuất hiện khá nhiều thậm chí là dày đặc trong thời gian dài. Quả thực là một vấn đề rất “hot”, được mọi người nhiệt tình quan tâm. Nhưng mỗi lần xuất hiện lại khiến 11/10 người lo lắng. Đó chính là ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu diễn ra xung quanh chúng ta.

Mục Lục

Ô nhiễm môi trường là gì?

Ô nhiễm môi trường có nghĩa là môi trường tự nhiên biến đổi theo chiều hướng bất lợi cho sự sống. Hay các tính chất vật lí, hóa học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây hại tới sức khỏe con người và các sinh vạt khác.

Các loại ô nhiễm chủ yếu gồm

  • Ô nhiễm môi trường đất
  • Ô nhiễm môi trường nước
  • Ô nhiễm môi trường không khí
  • Ô nhiễm tiếng ồn

Các loại ô nhiễm môi trường khác

  • Ô nhiễm phóng xạ
  • Ô nhiễm sóng
  • Ô nhiễm ánh sáng
  • Ô nhiễm tiếng ồn

Một số biểu hiện ô nhiễm môi trường tiêu biểu

  • Nước biển dâng cao
  • Băng tan ở hai cực
  • Đất liền bị nhiễm mặn
  • Nhiệt độ trung bình tăng
  • Mưa bão xuất hiện tần suất lớn hơn

 

Ô nhiễm môi trường xuất hiện chủ yếu ở đô thị, khu công nghiệp

Đến đây thì các bạn cũng dần hiểu tại sao chúng ta có xu hướng về quê rồi đúng không? Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường chủ yếu xảy ra tại thành phố lớn. Nơi yếu kém về cơ sở hạ tầng cũng như quy cách quản lí vấn đề ô nhiễm môi trường. Và là nơi tập trung nhiều nhà máy, khu công nghiệp lộn xộn, không được quy hoạch.

Chính vì xử lí rác thải ra môi trường chưa hiệu quả, dẫn tới lượng lớn rác bị tồn lại. Ngấm sâu vào lòng đất, nguồn nước, không khí gây ô nhiễm. Qua một thời gian dài như vậy, ô nhiễm càng trở nên nặng nề và khó giải quyết hơn. Vậy những nguyên nhânô nhiễm môi trường do đâu lại thường xảy ra tại các thành phố lớn.

Sự yếu kém trong giáo dục và ý thức người dân.

Tồn tại không ít người ý thức kém, không chịu tiếp thu ngày ngày xả rác bừa bãi. Đáng buồn hơn, còn xuất hiện trong một bộ phận giới trẻ-những người được sinh ra trong thời kì đổi mới được giáo dục, tiếp cận thông tin đầy đủ.

Thành phố chật chội đông đúc, cùng với cơ sở hạ tầng chưa được đồng bộ.

Chúng ta có thể thấy những thành phố lớn khá đông đúc, cùng với cơ sợ hạ tầng liền kề. Dẫn tới việc đầu tư hệ thống thoát nước khá khó khăn và nhiều vướng mắc. Dẫn tới việc

Hệ thống xử lí nước thải chưa được hoàn chỉnh, dẫn tới  việc lượng lớn nước thải chưa được xử lí. Có những nơi nước thải sinh hoạt, nước thải trong hoạt động sản xuất bị thải trực tiếp ra sông ngòi mà chưa qua xử lí.

Sự buông lỏng, tắc trách của một số cơ quan quản lí đối với các nhà máy, khu công nghiệp.

Gần đây đã nổi cộm nên rất nhiều sai phạm về bảo vệ môi trường ở các nhà máy lớn. Như đổ trộm chất thải nguy hại trực tiếp ra môi trường mà chưa qua xử lí. Hay cháy nhà máy, rò rỉ lượng lớn chất độc ngay giữa lòng thủ đô. Và hàng loạt các phi vụ trái phép ảnh hưởng đến môi trường khác.

Một vụ vi phạm rất nghiêm trọng đó là tại khu công nghiệp Formosa tại Hà Tĩnh(công ty của Đài Loan-trung quốc) vào năm 2016. Chắc hẳn ai trong chúng ta cũng biết vụ việc này. Không những khiến môi trường biển bị ô nhiễm nặng nề. Khiến ngành hải sản bị sụt giảm sản lượng trầm trọng.

Đáng buồn hơn là sau khi một số vụ bị phát hiện, thì báo chí mới vạch ra hàng loạt vấn đề từ một số cơ quan quản lí. Đối với một số người mà nói thì có thể coi như là đã có yêu kém, mập mờ khi để xảy ra sai sót.

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở Việt Nam từ trước đến nay

Ô nhiễm môi trường trong thời kì chiến tranh

Thời kì chiến tranh của Việt Nam đi qua đã rất lâu, để lại nhiều đau thương mất mát về người và của. Nhưng cũng để lại ảnh hưởng rất nhiều đến môi trường. Chiến tranh Việt Nam vẫn giữ kỷ lục là cuộc chiến có số lượng bom được ném nhiều nhất trong lịch sử thế giới. Tổng số bom mà máy bay Mỹ ném xuống Việt Nam là 7,85 triệu tấn. Gấp gần 3 lần tổng số bom mà tất cả các nước đã sử dụng trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Tương đương sức công phá của 2 quả bom nguyên tử mà Mỹ ném xuống Hiroshima và Nagasaki.

Trong tổng số bom đạn này, không ít đã ném xuống các cánh rừng cửa Việt Nam. Một số cánh rừng bị tàn phá rất nhiều, trong đó có khá nhiều rừng già. Theo thời gian đến ngày nay các cánh rừng đã khôi phục gần như là hoàn toàn.

Nhưng chưa dừng lại đó, trong thời kì chống Mỹ xâm lược. Đế quốc Mỹ đã rải xuống những cánh rừng của Việt Nam khoảng 75 triệu lít chất độc hóa học. Gây hậu quả nặng nề cho con người và môi trường. Cho đến ngày nay một số khu vực còn chưa giải quyết hết lượng chất độc này.

Nguyên nhân gây nhiễm môi trường hiện nay ở Việt Nam

Hiện nay, ô nhiễm môi trường ở Việt Nam trở thành một vấn đề nhức nhối. Nguyên nhân chủ yếu do hai yếu tố chính: do con người và do tự nhiên. Tuy nhiên nguyên nhân chủ yếu vẫn là từ phía con người. Trong quá trình sản xuất, con người phát triển được rất nhiều vật chất tiên tiến. Nhưng vấn đề xử lí các chất thải trong quá trình này chưa thực sự phát triển cân xứng.

Chúng ta cùng đi tới từng loại ô nhiễm để tìm hiểu con người và thiên nhiên tác động cụ thể ra sao?

Ô nhiễm môi trường không khí

Nguyên nhân xuất phát từ tự nhiên

Ô nhiễm môi trường không khí từ hoạt động của thiên nhiên hầu như không đáng kể. Có thể kể đến là lượng khói bụi từ hoạt động của miệng núi lửa (hiên tại ở Việt Nam không có núi lửa). Số lượng ít vụ cháy rừng do tự nhiên (nguyên nhân do quá nắng nóng, sét đánh tạo lửa).

Không chỉ ít nguyên nhân gây ô nhiễm không khí. Mà một số hoạt động tự nhiên còn góp phần làm sạch không khí. Như sau các đợt mưa, bão lớn chất lượng không khí được cải thiện đáng kể.

Nguyên nhân từ con người

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí chủ yếu xuất phát từ con người. Với hàng loạt các hoạt động đốt các loại nguyên liệu thô và nguyên liệu hóa thạch. Qúa trình đố các loại nguyên liệu như gỗ, than đá, xăng, dầu thải ra khí độc như: CO2, CO, SO2, NOx. Các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi. Chưa kể những chế phẩm độc hại từ các loại nguyên liệu này bị rò rỉ bay hơi vào không khí.

Sử dụng vào các mục đích như nấu chín thức ăn hàng ngày. Phương tiện di chuyển sử dụng động cơ đốt trong.   Tạo ra các khí độc hại như: CO, CO2, SO2, NOx, Pb,CH4. Các bụi đất đá cuốn theo trong quá trình di chuyển.

Đặc biệt là các hoạt động chặt phá, đốt rừng để sử dụng. Hủy hoại lá phổi xanh của môi trường, nơi mà CO2 được hấp thụ và tạo ra khí O2.

Không chỉ thế hoạt động từ các nhà máy, khu công nghiệp còn xả thải lượng lớn khói bụi. Với số lượng lớn nhà máy và với tần suất liên tục được xả thải trực tiếp vào không khí.

Ô nhiễm môi trường nước

Nguyên nhân do tự nhiên

Từ tự nhiên chúng ta có thể thấy được các nguyên nhân sau. Do các đợt bão nước ngập khiến nguồn nước bị lẫn lộn với tạp chất, thực vật bị úng chết. Các đợt lũ lớn cũng cuốn theo bùn đất, rác thải đi theo dòng chảy. Hay vật chất bị bào mòn, cuốn theo nhiều chất có hại. Dẫn tới nguồn nước hạ nguồn bị ô nhiễm.

Tuy nhiên điều đáng nói ở đây là nguồn nước ô nhiễm nặng. Khi bão, lũ mực nước dâng cao hòa trộn vào nhiều nguồn nước khác nhau. Kể cả nguồn nước ô nhiễm nước do con người tạo nên. Làm cho mức độ ô nhiễm mỗi trường nước lan rộng nhanh chóng.

Nguyên nhân ô nhiễm nguồn nước do con người

Tất cả những hoạt động hàng ngày của con người đều làm ô nhiễm nguồn nước. Đó là các nguồn nước thải từ sinh hoạt hàng ngày. Được thải trực tiếp ra môi trường mà hầu hét chưa qua xử lí. Chứa đựng hỗn tạp các hợp chất mà đa số đều có hại cho môi trường. Rác thải sinh hoạt cũng được vứt thẳng xuống nguồn nước.

Tiếp đến là các hoạt động chăn nuôi từ cá nhân cho đến trang trại. Hiện nay hầu như các trang trại đều không có biện pháp xử lí nước thải trong chăn nuôi. Các hoạt động rửa chuồng trại, nước hòa với phân, chất bẩn đều được xả ra ngoài môi trường. Mà chủ yếu ở đâu là các sông ngòi, kênh rạch. Vì vậy bạn cũng không lạ gì khi các chuồng trại thường đặt sát sông ngòi.

Chất thải từ các nhà máy, khu công nghiệp gây ô nhiễm môi trường nước nặng nề. Bất kể là chất thải gì thì khi xả ra môi trường cũng gây hại ít nhiều. Nhất là trong những nhà máy khu công nghiệp thì đều là các chất thải nguy hại. Lượng chất thải này khi chưa qua xử lí mà thải ra môi trường mang lại hậu quả rất lớn. Đa số chất thải, nước thải được xả ,đổ trộm ra nguồn nước. Gây ô nhiễm nặng cho cả một khu vực rộng lớn.

Ô nhiễm môi trường đất

Ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên

Ô nhiễm môi trường đất do tự nhiên có thể thấy chủ yếu là nhiễm phèn và nhiễm mặn.

Nhiễm phèn do nguồn nước phèn chứa Fe2+, Al3+, SO42-, pH. Di chuyển đến một môi trường đất bình thường gây hại cho con người, thực vật, và sinh vật tại vùng đất bị nhiễm phèn.

Nhiễm mặn chủ yếu do thủy triều dâng, hay từ các mỏ muối. Hoặc gần các vùng biển bị hạn không có nước ngọt từ thượng nguồn đổ về. Ngoài đối mặt với đại dịch viêm phổi COVID-19 diễn ra trên toàn thế giới và cả Việt Nam. Thì đầu năm 2020 hiện nay một số tỉnh thành ven biển ở miền Nam đang rơi vào hoàn cảnh hạn mặn. Nguyên nhân do thủy triều dâng và nguồn nước ngọt bị giảm đột ngột từ thượng nguồn và không có mưa. Hậu quả là 93% diện tích trồng lúa tại DBS Cửu Long bị chết do hạn mặn. Ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn nước sinh hoạt của người dân tại nhiều tỉnh thành. Thậm chí 5 tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Kiên Giang, Cà Mau và Long An đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp thiên tai.

Ô nhiễm môi trường đất do con người

Các loại chất thải rác thải của con người lượng lớn được chôn vùi xuống lòng đất. Chúng ta có thể thấy tại Việt Nam tồn tại đa số các bãi rác quy mô lớn đều là chôn lấp. Theo nhận xét của nhiều người tại các bãi rác, thì lượng rác hàng ngày chất thành núi. Đâu đâu cũng có ruồi bọ bám kín, “nghi ngút” mùi hôi thối.

Tình trạng này còn nan rộng ra các khu đất xung quanh. Đủ cho ta cảm nhận mức độ ô nhiễm đất như thế nào khi hàng ngày, đều đặn lượng rác này được chôn xuống đất, gây ô nhiễm nặng nề như thế nào. Ngoài ra cũng phải kể đến các nguồn nước ngầm trong lòng đất bị ô nhiễm, khiến môi trường đất bị ô nhiễm theo.

Ngoài ra còn có thêm hoạt động sử dụng thuốc hóa học của con người. Như sử dụng phân bón quá, thuốc trừ sâu độc hại quá liều lượng. Hay những hóa chất từ nhà máy khu công nghiệp được chôn lấp, đổ thẳng xuống đất trái phép.

Các biện pháp bảo vệ môi trường

Chính vì tác động khiến môi trường ô nhiễm hoàn toàn có tác nhân từ con người. Vì vậy mỗi chúng ta cần hành động và có biện pháp bảo vệ hợp lí và bền vững.

Chú trọng giáo dục về bảo vệ môi trường

Nếu như thế hệ này không giải quyết triệt để được thì chúng ta nên tạo điều kiện thuận lợi vào thế hệ tương lai. Băng cách giáo dục con em có ý thức cao trong việc bảo vệ môi trường. Giúp thế hệ sau có nhận thức đúng về bảo vệ môi trường và hậu quả khi môi trường bị ô nhiễm. Biến chúng thành thói quen hàng ngày, một bản năng cho trẻ.

Đạt được nền giáo dục tiên tiến, phát triển những công nghệ hiện đại để xử lí chất thải. Đây chính là biện pháp lâu dài, hiệu quả, bền vững nhất.

Bảo vệ môi trường bằng biện pháp xử lí rác thải đúng cách

Đó là những việc không xả rác bừa bãi ra môi trường, phân loại và xử lí đúng cách. Dọn dẹp môi trường thường xuyên giữ cảnh quan sạch sẽ. Hạn chế sử dụng túi nilon các sản phẩm làm từ vật liệu nhựa. Ưu tiên sử dụng các sản phẩm có thể tái chế, sử dụng nhiều lần hoặc các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Quản lí nghiêm trong xử lí chất thải tại các nhà máy, khu công nghiệp

Tránh buông lỏng quản lí môi trường tại các khu công nghiệp và nhà máy. Xử lí nghiêm những hành vi xả thải trái phép, hệ thống không hợp tiêu chuẩn.

Tích cực tố giác khi phát hiện dấu hiệu bất thường về chất thải quanh nhà máy, khu công nghiệp.

Làm sạch các môi trường bị ô nhiễm

Tích cực dọn dẹp những môi trường đất, nước bị ô nhiễm nếu có thể.

Tuyên truyền tác hại ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường đối với mọi người xung quanh