Để đánh giá một ngôi nhà hoàn hảo, thì phải đánh giá tiêu chí từ mọi mặt. Một ngôi nhà có vẻ bề ngoài bắt mắt – gây ấn tượng từ cái nhìn đầu tiên. Từ nội thất, ngoại thất sáng sủa, đẹp đẽ, tinh tế sang trọng. Đến không gian tiện nghi trong căn nhà được bố trí bài bản và tiện dụng.
Phòng ốc được sắp đặt hợp lí, vừa vặn với nhu cầu của bạn. Tất cả nhìn đều tuyệt vời, là một căn nhà mơ ước và đáng sống. Nhưng chỉ đánh giá như thế thì có đủ hay không? Thực tế thì chắc chắn là không rồi, không thể đủ để bạn quyết định chọn căn nhà này.
Hiện nay, nội ngoại thất có thể sửa chữa bất cứ khi nào, tùy ý muốn. Kể cả đạp phá thay đổi thiết kế các phòng, vẫn có thể được. Nhưng phải đảm bảo yếu tố cốt yếu phần lõi công trình. Đó mới là tiêu chỉ lớn nhất để đánh giá một căn nhà, căn hộ đáng sống. Bạn không thể sống trong căn nhà đẹp như tranh.
Khi tường nhà ẩm ướt, nấm mốc, hệ thống thoát nước tắc nghẽn thường xuyên. Hay nặng nề hơn trần tường nhà bị nứt, thấm dột, vữa tường bong tróc. Đường điện bị hỏng, chập chờn, rò rỉ điện ra bên ngoài cùng với hệ thống nước bị hỏng rò rỉ nước từ bên trong tường, sàn. Hay móng nhà bị lún kéo theo cả căn nhà bị sụt lún, nghiêng.
Vì vậy để đánh giá một căn nhà là hoàn hảo và đáng sống. Hút bể phốt Sạch khuyên bạn nên tỉ mỉ trong việc kiểm tra cốt lõi căn nhà. Đảm bảo dầm, móng, tường nhà được xây chắc chắn, tốt nhất.
Mục Lục
Hệ thống cấp thoát nước – một phần quan trọng làm nên ngôi nhà hoàn hảo
Cũng như các phần cốt lõi khá, hệ thống nước là một phần quan trọng của căn nhà. Kể cả về giá trị sử dụng cung như đảm bảo tuổi thọ, sự bền bỉ của công trình.
Đối với các công trình ngày nay nhằm mục đích cho con người sử dụng. Thì đã được xây dựng phức tạp hơn rất nhiều. Được chia nhỏ thành từng phần, mỗi phần cho một mục đích khác nhau. Mục đích chung sống: phòng khác, phòng bếp, phòng tắm, vệ sinh,… Mục đích riêng tư: phòng ngủ, phòng tắm, vệ sinh riêng. Sau đó là mục đích sinh hoạt hàng ngày: giải trí, tắm rửa, … thì đều phải sử dụng điện nước.
Con người có thể sống không có điện nhưng tuyệt nhiên không thể thiếu nước. Chính vì vậy hệ thống cấp thoát nước trong nhà luôn luôn là chú trọng hàng đầu. Thế nên không khỏi ngạc nhiên khi giá thành hoàn thiện hệ thống nước luôn khá đắt đỏ.
Việc lắp đặt hệ thống thoát nước khá phục tạp, bởi chúng liên quan tới nhiều yếu tố. Đó là mục đích, khả năng sử dụng, cũng như ảnh hưởng đến kết cấu ngôi nhà vì chúng nằm bên trong. Vậy ngoài việc lắp đặt, thì lập được một sơ đồ hệ thống cấp thoát nước rất quan trọng. Việc này giúp chúng ta có thể đi đường ống, lắp đặt hợp lí, tiết kiệm kinh phí, điều chỉnh đúng lúc. Cũng như thuận tiện trong việc sửa chữa lắp đặt các phần khác sau này. Tránh việc khoan đục sau này trúng các đường ống nước.
Tiêu chuẩn cấp thoát nước trong nhà dân là gì?
Các tiêu chuẩn sau đây cần phải được nắm rõ nếu quý vị muốn tạo lên một sơ đồ bản vẽ đường ống cấp thoát nước trong nhà.
- Ống thông khí phải được lắp nghiêng 45 đồ với đường ống thải để đảm bảo quy trình thoát nước nếu hệ thống đường ống cấp thoát nước trong nhà bị tắc.
- Độ dốc cho hệ thống thoát nước tốt nhất nằm trong khoảng 6.5mm – 300mm, bé quá hoặc lớn quá cũng không được.
- Bẫy nước phải thông khí, nếu không sẽ sinh ra mùi hôi.
- Cần phải bố trí cửa thăm, khoảng các giữa các cửa thăm cách nhau ít nhất là 35 – 40cm, còn ống sàn để ngang dài 75cm, đứng là 45cm.
- Không gian xung quang chậu rửa hoặc bồn cầu phải được thiết kế phù hợp đảm bảo sự thuận tiện cho người tiêu dùng.
- Khoảng trống không khí nên để ít nhất khoảng 25mm, nếu hẹp hơn có thể dẫ tới hiện tượng nước thải bị hút ngược trở lại hệ thống.
Lợi ích của sơ đồ hệ thống cấp thoát nước
- Lập sơ đồ để điều chỉnh hệ thống cấp thoát nước một cách phù hợp
- Khi đi vào lắp đặt sẽ dễ dàng hơn
- Nắm bắt rõ hệ thống cấp thoát nước trong ngôi nhà dân dụng của bạn
- Thuận tiện cho việc sửa chữa về sau
- Tránh được việc khoan đục tường, sàn vào các vị trí đường ống
Xác định các thành phần hệ thống cấp thoát nước trong nhà
Trước khi tìm hiểu sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng hãy cùng tìm hiểu sâu hơn. Đó là hệ thống này được phân chia như thế nào và trong đó có những thành phần gì. Từ đó xây dựng được một hệ thống cấp thoát nước đầy đủ theo nhu cầu. Hệ thống cấp thoát nước trong gia đình có thể chia thành 4 thành phần chính.
Hệ thống cung cấp và phân phối nước
Hệ thống cung cấp và phân phối nước là hệ thống đường ống, vật chứa từ nguồn nước đến các thiết bị, van nước. Cụ thể là hệ thống lấy nước từ đường ống nước sạch, máy bơm nước, bể nước, téc nước,… Đường ống phân phối từ bể nước, téc nước đến máy giặt, bồn rửa, bồn cầu,…
Hệ thống thoát nước
Hệ thống này bao gồm các ống thoát nước, ống cống thu lượm chất thải, khu vực cung cấp nước đến nơi xử lý nước thải. Hầu hết các địa điểm lấy nước như van nước, bồn rửa, sàn nhà tắm, vệ sinh đều cần hệ thống thoát nước.
Hệ thống thông khí
Là đường ống dùng để điều hòa lưu lượng khí thường được lắp chung với đường ống cấp thoát nước. Hay các đường ống thoát khí từ bể phốt, quạt thông gió nhà tắm, nhà vệ sinh.
Trang thiết bị, máy móc, thiết bị
Đó là các thiết bị cần sử dụng nước như máy giặt, bồn rửa, vòi tắm, bồn cầu, bình nóng lạnh, van nước, vòi nước,…
Bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng
Sau đây là bản vẽ đầy đủ bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng do kĩ sư thiết kế. Tương ứng với các loại nhà 2, 3 tầng hiện nay ở Việt Nam. Với sơ đồ này bạn có thể tham khảo và dễ dàng thêm bớt một số phần khác sao cho phù hợp với ngôi nhà của mình. Sơ đồ dưới đây
Trên đây là sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng theo bản vẽ 2D. Chi tiết theo từng phòng và từng tầng với các thiết bị tương ứng. Chúng ta có thể thấy hệ thống thoát cấp thoát nước chủ yếu trong phòng vệ sinh, phòng tắm. Từ đây chúng ta có thể nắm rõ trong các phòng có những thiết bị cấp thoát nước như thế nào. Từ đây xác định được các thiết bị tường ứng trong ngôi nhà mình. Cùng với đường ống dẫn tương ứng bố trí vào từng thiết bị, van nước.
Sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng áp dụng với mô hình nhà.
Chi tiết hơn là bản vẽ 3D của sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng. Bạn có thể thấy kĩ hơn các chiều của hệ thống cấp thoát nước về chiều dài, rộng cao của đường ống. Cũng như các loại ông dẫn nước nóng lạnh màu cung cấp đến các vị trí trong nhà. Ống màu đỏ tương ứng với ống dẫn nước nóng, màu xanh dương tương ứng với ống dẫn nước lạnh. Và các loại ống thoát nước màu xanh lá cây, đường ống thông khí của bể phốt, nhà vệ sinh.
Hướng dẫn thiết kế sơ đồ cấp thoát nước nhà dân dụng đơn giản
Những sơ đồ 2D, 3D bên trên khá dễ hiểu, nhưng không thể áp dụng hoàn toàn. Ngôi nhà của bạn có kiểu cách thiết kế khác với quy mô cũng khác. Vì vậy cần có một bản thiết kế riêng. Sau đây chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn lập một bản vẽ cấp thoát nước nhà dân dụng với các bước đơn giản sau.
Bước 1: Thiết kế sơ đồ nguyên lí hệ thống cấp thoát nước cho căn nhà
Bản thiết kế này nhằm mục đích xác định các thiết bị, van nước có trong nhà. Nói cách khác bạn sẽ đi vào tái lập, khái quát nhu cầu điện nước của từng tầng và từng phòng. Ví dụ tầng 1 có nhà bếp, phòng vệ sinh, phòng tắm, một vòi nước bên ngoài tưới cây,…Trong phòng tắm có các thiết bị như chậu rửa(có nước nóng lạnh), bồn tắm, bình nóng lạnh,…
Bước 2: Vẽ sơ đồ theo mặt bằng (chiều ngang)
Tiếp theo bạn cần bản vẽ sơ đồ cấp thoát nước theo mặt bằng đang có. Thiết kế các vị trí đặt đường ống và đường đi của các đường ống sao cho hợp lí, gọn gàng. Tính toán chi tiết được các góc cạnh của đường ống. Nên đi đường ống sát tường hay giữa nhà, đi đường ống như thế nào để khoảng cách là nhỏ nhất.
Việc này giúp bạn có thể chỉnh sửa được đường đi của ống hợp lí. Phù hợp với các đặc điểm của công trình như sàn, tường, góc tường, các cửa đi lại. Lối chúng với các hệ thống cấp, thoát nước như bể chứa, máy bơm, cống,… Ngoài ra còn các đường ống cần thiết bên ngoài ngôi nhà như sân vườn, các ống tưới cây. Cuối cùng hoàn chỉnh sơ đồ từng tầng và sân vườn để tổng hợp lại thành sơ đồ hoàn chỉnh.
Bước 3: Thiết kế sơ đồ chi tiết hệ thống cấp thoát nước từng phòng
Sau khi đã thiết kế được tổng thể sơ đồ cấp thoát nước của căn nhà. Chúng ta sẽ đến với bước tiếp theo, thiết kế sơ đồ chi tiết từng phòng. Khi đã thiết kế được tổng thế, thì chúng ta phải thiết kế chi tiết với từng phòng. Bởi các căn phòng có đặc điểm khác nhau về kích thước, chiều cao, số lượng thiết bị cũng như vị trí đặt.
Ví dụ như phòng tắm bên dưới không có máy nóng lạnh mà đặt ở phòng tắm trên cùng để có áp lức nước lớn nhất. Hay phòng tắm, vệ sinh, giặt liền nhau thì cũng có diện tích khác và cách bố trí khác. Vì thế độ dài, độ cao các góc ống cũng là khác nhau.
Các bộ phận của hệ thống cấp thoát nước cho nhà dân dụng
Hệ thống cấp thoát nước nhà dân dụng hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận sau:
– Đường ống chính của hệ thống: Có thể chia thành hai loại theo mục đích cấp thoát nước. Thứ nhất là đường ống thoát nước chính. Đây là đường ống chính thường nằm dưới tầng trệt. Đường ống này là đường ống dẫn thu nước thải chính từ các đường ống nước thải khác. Sau đó dẫn lượng nước thải ra hầm cầu hoặc cống đến các khu xử lí nước thải. Thứ 2 là đường ống cấp nước chính. Là đường ống chính dẫn nước từ nguồn nước, phân chia ra các đường ống nhỏ hơn.
– Cửa thăm: Đây là thiết bị dùng để kiểm tra và làm sạch đường ống. Bộ phận này thường có nắp đậy kín với kích thước 102 mm.
– Ống thoát nước: Ống này có nhiệm vụ thu gom nước thải, nước vệ sinh. Kích thước của đường ống phụ thuộc vào lượng nước thải của từng hộ gia đình. Ống thoát này thường đặt theo độ dốc nhất định.
– Ống ngang: Các ống này thường nằm ngang và có độ nghiêng không quá 45 độ.
– Ống thoát dọc: Đây là ống chính theo phương đứng.
– Bẫy nước: Có tác dụng ngăn mùi nhưng vẫn đảm bảo hệ thống xử lý nước thải hoạt động tốt.
– Thông khí: Đây là các ống được nối với hệ thống thoát nước. Mục đích nhằm đảm bảo sự lưu thông không khí của hệ thống cấp thoát nước.
Lựa chọn vật liệu cho hệ thống cấp thoát nước
Việc lựa chọn chất liệu ống dẫn nước là rất đa dạng. Nhưng buộc phải tuân thủ theo các quy tắc khác nhau. Để đảm bảo độ bền bỉ cũng như thực hiện được những yêu cầu về dẫn nước. Các chất liệu đường ống có thể kể đến như: ABC, PVC, đồng, mạ kẽm,… Lựa chọn chất liệu theo những tiêu chí sau đây để đảm bảo về kĩ thuật
– Ống nước thải: Nên chọn các chất liệu ống gang, ống nhựa…
– Ống nước thải sinh hoạt: Chất liệu tốt nhất là ống đồng, ống nhựa PEX, ống nhựa PPR, …
Đối với các ống dẫn nước nóng lạnh cần chọn loại ống chuyên dụng. Được sử dụng cho như cầu này nhiều nhất là ống nhựa PPR. Bạn cũng có thể lựa chọn các loại ống có độ bền tương ứng.
Một số lưu ý và các vấn đề kĩ thuật trong quá trình lắp đặt
Để đảm bảo hệ thống cấp thoát nước vận hành tốt nhát cần lắp đặt theo đúng kĩ thuật. Vì vậy khi lắp đặt hệ thống nước thải cần chú ý đến các vấn đề kĩ thuật sau:
Chú ý một số vấn đề kĩ thuật sau
- Trong hệ thống xử lý nước thải không được lắp nối chữ T, lắp nối chữ X, các nối phức tạp. Đặc biệt, hạn chế các ống nối cho các đường ống nằm ngang trong hệ thống xử lý nước thải.
- Tất cả ống thải, ống thoát nước, nơi có sự đổi hướng lớn hơn 45 độ đều phải bố trí cửa thăm để thuận tiện cho việc thông rửa hệ thống cấp thoát nước thải. Chú ý các cửa thăm phải được bố trí các dòng chảy hướng lên của bẫy nước. Đồng thời, bố trí các cửa thăm tại các bẫy nước của các ống xả rác, ống thoát chính ngang.
- Cần bố trí cửa thăm ở phía đáy của ống thoát nước chính theo phương đứng.
- Mỗi thiết bị vệ sinh cần có bẫy nước để khử mùi.
- Các hố ga, hố đựng bể phốt nước thải cần kín khí, kín nước. Đặc biệt phải được trang bị thêm các ống thông khí.
Và khi đi vào lắp đặt cần lưu ý các lỗi sau
- Độ dốc của đường ống không đạt tiêu chuẩn
- Bẫy nước không được thông khí
- Thông khí nằm ngang
- Ống thông khí nằm ngang bên dưới lỗ xả tràn
- Các cửa tham bố trí không đủ và không đạt tiêu chuẩn
- Các cửa thăm nằm ở vị trí khó tiếp cận