Trước khi bắt tay xây dựng một nhà tắm và công trình phụ vấn đề được nhắc tới đầu tiên sẽ là chi phí xây dựng, đây là vấn đề thắc mắc, băn khoăn của rất nhiều người. Vậy chi phí xây dựng nhà tắm và công trình phụ là bao nhiêu? Đối với các công trình phụ bình thường và giá rẻ khác nhau như thế nào?
Trong bài viết lần này, để giải đáp tất cả câu hỏi xung quanh vấn đề chi phí xây dựng một nhà tắm, công trình phụ qúy vị sẽ có sự lựa chọn phù hợp để lựa chọn công trình phù hợp với khả năng kinh tế của bản thân, gia đình.
Bảng giá vật liệu xây công trình phụ: Tại đây
Mục Lục
Công trình phụ gồm những thành phần nào?
Xây công trình phụ là từ để chỉ chung cho các công trình phục vụ cho nhu cầu thiết yếu của con người như: phòng bếp (nhà ăn), nhà tắm, nhà vệ sinh,…
Tùy thuộc vào từng khu vực cũng như điều kiện của mỗi hộ gia đình bao gồm: chi phí đầu tư, diện tích đất xây dựng mà công trình phụ có thể sẽ có sự biến đổi linh hoạt nhất, nhưng thông thường thì sẽ có 1 số kiểu công trình phụ như sau.
Công trình phụ khép kín
Đây là dạng công trình phụ thường thấy ở các gia đình khu vực thành phố hoặc ở nông thôn nhưng là dạng nhà ống, loại công trình phụ này xuất hiện ngày càng nhiều và tỏ ra khá ưu việt khi tiết kiệm được chi phí xây dựng và khá tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Với mẫu công trình phụ này thì phòng ăn (phòng bếp), nhà vệ sinh, nhà tắm sẽ được xây đồng thời cùng nhau và thông với nhà chính, có lối đi từ nhà chính xuống dưới công trình phụ mà không phải ra ngoài trời.
Phổ biến nhất thì vẫn là dạng công trình phụ 2 ngăn, với 1 bên là phòng bếp (nhà ăn) và một bên là khu vệ sinh (nhà tắm kết hợp với nhà vệ sinh)
Công trình phụ không khép kín.
Với loại công trình phụ này thì các công trình như nhà bếp, nhà vệ sinh đôi khi là cả nhà tắm sẽ khá là rời rạc. Có nghĩa là nhà bếp sẽ là một gian riêng biệt, nhà tắm riêng biệt và nhà vệ sinh (chỉ có chức năng đi đại, tiểu tiện) cũng riêng biệt.
Với loại hình công trình phụ này thì sẽ khá bất tiện và đa phần chỉ xuất hiện tại các khu vực nông thôn, hoặc các gia đình có diện tích đất rộng.
Hạn chế của loại công trình phụ này là không có sự liên kết giữa các công trình như nhà tắm, nhà vệ sinh, phòng bếp, nhà ăn nên khi mưa gió hoặc thời tiết cực đoan sẽ vô cùng bất tiện, chi phí đầu tư xây dựng cũng không phải rẻ do các công trình không có sự liên kết với nhau và khá mất thời gian khi xây dựng.
Các bước cần tiến hành khi xây công trình phụ
- Đầu tiên chúng ta phải xác định rõ ràng nhu cầu sử dụng của gia đình nhiều hay ít, số lượng thành viên trong gia đình.
- Tiếp đến là số tiền chúng ta có thể đầu tư để xây công trình phụ, nhà tắm, phòng vệ sinh.
- Diện tích đất thực tế mà gia đình có thể dùng để xây công trình phụ
- Trên khu đất đó có các công trình nào khác không hay mặt bằng đã được giải phóng rồi
- Đây là loại công trình phụ xây mới hoàn toàn hay là tu bổ, nâng cấp từ nền móng công trình phụ cũ ?
- Xác định các loại vật liệu, thiết bị để trang bị cho công trình phụ dựa theo nhu cầu và điều kiện kinh tế
- Thuê thợ xây dựng công trình phụ, tiến hành đào móng, tập kết nguyên vật liệu
- Hoạch toán các giai đoạn, chi phí xây dựng công trình phụ chi tiết để có kế hoạch chuẩn bị đầy đủ.
- Nghiệm thu công trình và bổ sung thêm các thiết bị còn thiếu.
Xây công trình phụ hết bao nhiêu tiền ?
Như đã trình bày ở trên, công trình phụ thường thì sẽ có 2 loại đó là công trình phụ khép kín và công trình phụ không khép kín. Nhưng theo các chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm thì để có thể tiết kiệm được tối đa chi phí, tăng được thời gian sử dụng cũng như đảm bảo được tính tiện ích, lâu dài thì chúng ta nên ưu tiên phát triển theo hướng xây công trình phụ khép kín.
Chi phí xây công trình phụ cho gia đình khu vực thành phố
Với các gia đình thuộc khu vực thành phố thì diện tích xây dựng đa phần là rất nhỏ, công trình phụ thường được xây luôn trong nhà, với phòng bếp thì thường là ở tầng trệt còn phòng tắm, nhà vệ sinh thì thường ở giữa 2 phòng ngủ hoặc chân cầu thang.
Chi phí xây công trình phụ thường chỉ tập trung vào việc mua sắm các trang thiết bị như: bếp ga, lò vi sóng, bình nóng lạnh, vòi hoa sen, chậu rửa mặt, bồn tắm, bồn cầu, bóng đèn,…..
Tùy vào điều kiện kinh tế cũng như nhu cầu của mỗi gia đình mà việc lựa chọn các thiết bị của các hãng khác nhau, công năng sử dụng khác nhau thì chi phí xây dựng công trình phụ, nhà tắm cũng khác nhau. Nhưng theo kinh nghiệm thì mức chi phí hợp lý cho tổ hợp công trình phụ sẽ dao động từ 20 triệu đến 50 triệu vnđ.
Chi phí xây công trình phụ cho các gia đình nông thôn
Với các gia đình ở nông thôn thì yêu cầu về các trang thiết bị thường không quá cao đa phần chỉ là bếp ga thường, vòi tắm, bệ ngồi vệ sinh, gương soi và bóng điện nhưng chi phí thường tập trung vào việc xây dựng bao gồm (thuê nhân công, đào móng, vật liệu xây dựng,..). Mức chi phí để xây các công trình phụ, nhà tắm thường dao động ở mức 15 triệu đến 22 triệu đồng.
Hy vọng sau bài viết bạn có thể lựa chọn cho mình một nhà tắm,vệ sinh, công trình phụ phù hợp với diện tích, chi phí sẵn có. Hay có thể tính toán được chi phí của một nhà tắm, công trình phụ mong muốn.
Mọi thắc mắc các bạn có thể liên hệ với chúng tôi Hutbephotsach.com để được tư vấn và giải đáp tất cả những thắc mắc của bạn, cũng như nhận được các dich vụ, tư vấn về xây dựng, lắp đặt nhà vê sinh, bể phốt tốt nhất của chúng tôi.