Không chỉ trong các công trình lớn như tòa nhà, đường xá, cầu cống,… cần có những bản thiết kế chi tiết, phù hợp và tiêu chuẩn mà khi tiến hành xây dựng những công trình nhỏ hay những phần nhỏ trong công trình lớn đều cần những bản thiết kế tiêu chuẩn phù hợp và liền mạch với cả công trình. Khi tiến hành xây dựng bể phốt 3 ngăn cũng vậy, chúng đều có cho riêng mình những bản thiết kế in ra giấy hay trong chính đầu của những người thợ.
Với cách tính toán bể tự hoại hợp lý sẽ giúp bể tự hoại có tuổi thọ lâu hơn, giúp bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe mỗi thành viên trong gia đình.
Muốn xây dựng bể phốt 3 ngăn sao cho khoa học, đạt tiêu chuẩn trong quá trình xây dựng đến khi hoàn thiện thì chúng ta cần phải biết công thức tính toán bể khi đó sẽ tiết kiệm được chi phí và thời gian lại không gặp sự cố.
Mục Lục
Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại
Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới đều đặt ra những tiêu chuẩn chung và tương đối giống nhau, mục đích lớn nhất là để đảm bảo được vệ sinh môi trường, sau đó môi trường đã được đảm bảo thì sức khỏe con người cũng được đảm bảo. Chính vì vậy mỗi hộ gia đình không nên xây dựng nhà vệ sinh tự hoại một cách tùy tiện không theo tiêu chuẩn chung.
Để đảm bảo phục vụ tốt nhất nhu cầu cũng như đảm bảo vệ sinh môi trường thì khi xây dựng cần phải tuân theo những tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại do nhà nước quy định.
Một trong những văn bản pháp lý cần được mỗi hộ gia đình tuân thủ khi xây nhà tiêu tự hoại đó chính là văn bản TCVN 10334:2014. Tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại nói chung và tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn nói riêng cần đáp ứng những yêu cầu sau đây:
Trước hết, tổng dung tích bể V = tổng dung tích ướt + dung tích phần lưu.
V = Vư + Vk
Trong đó, dung tích ướt của nhà tiêu tự hoại gồm 4 vùng:
- Vùng tích lũy bùn cặn đã qua quá trình phân hủy (Vt)
- Vùng chứa cặn chưa được phân hủy (Vb)
- Vùng tách cặn thừa hay còn gọi là vùng lắng (Vn)
- Vùng tích lũy váng có trong bể(Vv)
Tiêu chuẩn dung tích lắng
Công thức tính toán bể tự hoại về dung tích lắng:
Vư = Vn + Vb + Vt + Vv
Dung tích vùng lắng khi thiết kế bể tự hoại 3 ngăn được xác định theo loại nước thải, thời gian lưu nước và lượng nước thải chảy vào bể, bao gồm cả giá trị lưu lượng tức thời của dòng nước thải.
Tiêu chuẩn thời gian lưu nước tối thiểu
Thời gian lưu nước tối thiểu trong bể là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng tới chất lượng của việc lắng cặn. Yếu tố này cũng tác động tới sự vận hành suôn sẻ của bể phốt cũng như có thể cho thấy chất lượng của bể tự hoại đó như thế nào.
Tiêu chuẩn này cần được đảm bảo với những thông số sau đây:
Tiêu chuẩn dung tích vùng lắng
Công thức tính tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại 3 ngăn cũng như bể tự hoại nói chung về vùng lắng như sau:
Vn = Q.tn = N.qo.tn /1000
Trong đó:
– N: Số người sử dụng bể
– qo: Tiêu chuẩn nước thải
Dung tích vùng phân hủy cặn tươi, thời gian để phân hủy
Công thức tính dung tích vùng chứ căn tươi chưa phân hủy:
Vb = 0,5.N.tb/1000
Tiêu chuẩn thời gian để phân hủy cặn tươi theo nhiệt độ:
Tiêu chuẩn dung tích vùng lưu bùn đã phân hủy
Vùng bùn đã phân hủy là vùng chứa những chất thải đã được phân hủy và được lắng, tích tụ ở đó. Dung tích vùng này được tính theo công thức:
Vt = r.N.T/1000
Trong đó:
r – lượng cặn đã phân hủy tính theo đơn vị 1 người/ 1 năm
(Với bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám: r = 40, bể tự hoại chỉ xử lý nước thải màu đen từ khu vệ sinh: r = 30)
– T: Thời gian giữa 2 lần hút cặn
Tiêu chuẩn dung tích vùng tích lũy váng
Dung tích vùng tích lũy váng thường được lấy bằng (0,4 – 0,5)Vt hay có thể lấy sơ bộ với chiều cao lớp váng bằng 0,2 – 0,3 m.
Nếu nhà tiêu tự hoại tiếp nhận nước thải từ các khu vực nhận nhiều chất cặn như nhà bếp, nhà ăn thì dung tích vùng này tăng thêm 50%.
Dung tích phần lưu không trên mặt nước
Phần lưu không trên mặt nước là phần được tính từ mặt nước lên tấm đan nắp bể.
Dung tích của phần này được tính bằng 20% dung tích ướt hoặc theo cấu tạo của bể. Chú ý, chiều cao phần lưu không này không dưới 0,2m, vùng này của các ngăn bể phải được thông với nhau.
Tiêu chuẩn kích thước bể tự hoại
Trong tiêu chuẩn tính toán bể tự hoại, chắc chắn bạn cũng không thể bỏ qua yếu tố kích thước của bể. Với tiêu chuẩn nước thải mỗi người hàng ngày là 150L, nhiệt độ trung bình là 20 độ và chu kỳ hút cặn 3 năm/ lần thì kích thước tối thiểu của bể tự hoại xử lý nước đen và nước xám được tính như sau:
Trong khi đó, tiêu chuẩn bể tự hoại xử lý nước đen về kích thước được tính như bảng dưới đây:
Cùng với tiêu chuẩn về kích thước trên đây, bạn cần bố trí tấm chắn dòng chảy ngập mặt nước từ 0,4m để tránh lớp váng nổi trên mặt nước.
Miệng dòng chảy cách lớp bùn tối thiểu 0,3m, đầu trên của dòng chảy tối thiểu 0,15m. Cốt đáy vào phải cao hơn cốt đáy ra tối thiểu là 0,05m. Khoảng cách giữa mép trên của cửa thông đến mặt nước tối thiểu là 0,3m.
Tất cả những thông số này giúp dòng chảy có thể diễn ra một cách suôn sẻ, tự nhiên và không bị cản trở. Cùng với đó, những tiêu chuẩn này cũng sẽ giúp cho quá trình lắng cặn của bể không bị xáo trộn và diễn ra như mong muốn.
Tiêu chuẩn dung tích ướt
Đối với một nhà tiêu tự hoại thì dung tích ướt tối thiểu cần đạt là 3,3m đối với bể xử lý nước xám và nước đen. Trong khi đó, bể xử lý nước đen tỷ lệ này thấp hơn, chỉ 1,5m.
Tuy nhiên, trên thực tế thì người ta thường xây dựng bể có kích thước lớn hơn. Điều này sẽ giúp tăng độ an toàn khi sử dụng, kéo dài tuổi thọ bể cũng như kéo dài thời gian giữa 2 lần hút bùn.
Điều này cũng chứng minh cho lý do mà hiện nay các bể tự hoại ở Hà Nội (xử lý nước đen) có dung tích trung bình bằng 5,4m3.
Tiêu chuẩn chiều sâu của lớp nước
Chiều sâu của lớp nước có ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình tách cặn, độ lắng của cặn trong bể. Chính vì vậy, khi tính toán bể tự hoại thì bạn cần đảm bảo chiều sâu tối thiểu của chúng là 1,2m. Chú ý, chiều sâu lớp nước ở ngăn chứa có thể lớn hơn so với chiều sâu lớp nước ở ngăn lắng.
Ngoài ra, nhằm giúp cho quá trình xây dựng bể diễn ra thuận tiện thì đường kính bể không nên dưới 0,7m
Tiêu chuẩn ống thông hơi
Bất cứ một bể phốt nào khi xây dựng cũng đều cần phải có ống thông hơi thì bể mới có thể hoạt động một cách hiệu quả như mong muốn. Theo đó, trong tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại thì ống thông hơi phải có đường kính không dưới 60mm. Đồng thời ống thông hơi phải được dẫn lên cao trên mái nhà ít nhất là 0,7m. Khoảng cách này giúp người dùng không bị ảnh hưởng bởi mùi hôi cũng như các khí độc hại.
Công thức tính toán bể tự hoại 3 ngăn tiêu chuẩn
Thông thường, bể tự hoại gồm có 2 phần đó là phần lắng và phần chứa cặn. Chính vì vậy công thức tính toán bể tự hoại về kích thước được tính như sau:
a. Thể tích phần lắng của bể tự hoại ( W1, m3).,
b. Thể tích phần chứa và lên men cặn (W2, m3)
c. Tổng thể tích của bể tự hoại ( W, m3 )
W = W1 + W2
Trong đó:
a: Tiêu chuẩn nước thải 1 người/ ngày
b: Tiêu chuẩn cặn lắng của 1 người/ ngày (Nếu hút bể định kỳ dưới 1 năm/ lần thì b = 0,1L/ người/ ngày, nếu hút bể định kỳ trên 1 năm thì b = 0,08L/ người/ ngày)
T1: Thời gian nước lưu lại trong bể
T2: Thời gian giữa 2 lần hút bùn cặn lên men (từ 1 – 3 ngày)
N: Số người sử dụng nhà tiêu tự hoại
Ngoài ra, tiêu chuẩn tính toán bể tự hoại về thể tích cũng cần phải đảm bảo như sau:
Trên đây là tất cả những tiêu chuẩn thiết kế bể tự hoại từ những chuyên gia, hy vọng các bạn có thể lắm vững được cách tính toán bể tự hoại.