Ô nhiễm không khí là vấn đề đã tồn tại và xảy ra từ rất lâu trước đây. Nhưng nó chỉ thật sự nghiêm trọng và gây hậu quả lớn vào khoảng vài thập kỉ gần đây. Nếu bạn là một người thường xuyên cập nhập thông tin, thì sẽ không lạ gì với cụm từ “ô nhiễm không khí”, “biến đổi khí hậu”.

Lý giải cho sự biến đổi chóng mặt về khí hậu này, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng nó xuất phát chính từ các hoạt động của con người. Con người phát triển nền công nghiệp nặng không bền vững đối với môi trường sống. Việc thiếu ý thức bảo vệ môi trường đã dẫn tình trạng này xảy ra thường xuyên, chồng chất và ngày càng khó xử lí hơn.

Ô nhiễm không khí nói riêng và ô nhiễm môi trường nói chung ngày càng trở nên rõ ràng hơn. Chúng ta đang phải gánh chịu hậu quả trực tiếp và nặng nề. Đó là những thiên tai đến từ thiên nhiên như là ” sự trả thù của thiên nhiên đối với những gì con người đã gây ra”. Những gì xảy ra nghiêm trọng thì con người bắt đầu con người mới cuống cuồng tìm cách xử lí. Tuy là muộn màng nhưng môi trường không phải là không cứu được. Chính vì thế, tìm hiểu thông tin về vấn đề ô nhiễm không khí sẽ là cách hiệu quả để nắm rõ thực trạng và cách xử lí.

Trong bài viết lần này, chúng ta sẽ tìm hiểu về ô nhiễm không khí và các vấn đề liên quan. Hy vọng sẽ là lời thức tỉnh đối với mỗi người khi tình trạng không khí ngày càng tệ hơn.

Mục Lục

Ô nhiễm không khí là gì?

Ô nhiễm không khí là sự thay đổi lớn trong thành phần của không khí. Chủ yếu do khói, bụi, hơi hoặc các khí lạ được đưa vào không khí, có sự tỏa mùi, làm giảm tầm nhìn. Gây biến đổi khí hậu, bất lợi cho sự sống, gây bệnh cho con người và cũng có thể gây hại cho sinh vật khác như động vật và cây lương thực. Biến đổi khí hậu có thể làm hỏng môi trường tự nhiên hoặc nhân tạo.

Có thể hiểu đơn giản, không khí đang trong một trạng thái nhất định, ổn định. Tất cả sự sống đều cần không khí và đã thích nghi được với điều kiện không khí hiện tại. Nhưng dưới sự tác động của con người không khí đã bị biến đổi nhanh chóng, khiến sự sống không thích nghi kịp. Làm biến đổi khí hậu, những điều kiện khí hậu nắng, mưa, bão, gió trở nên bất thường, ảnh hưởng xấu, tàn phá sự sống.

Hậu quả của ô nhiễm không khí

Thống kê trên toàn thế giới về thực trạng ô nhiễm không khí

Ô nhiễm không khí trong nhà và chất lượng không khí đô thị kém. Là hai trong số các vấn đề ô nhiễm độc hại tồi tệ nhất trên thế giới.

Ô nhiễm không khí khiến hơn 3 triệu người chết sớm mỗi năm.

Ước tính, 91% dân số toàn cầu hiện đang sống ở những nơi có không khí ô nhiễm.

80% thành phố trên thế giới không đáp ứng được tiêu chuẩn của WHO về chất lượng không khí.

Môi trường ở cả thành phố, vùng quê đều có các chất ô nhiễm độc hại trong không khí. Chất lượng không khí đều vượt quá khuyến nghị tối đa 25 microgam/m3 của WHO.

Bảy trong số 10 thành phố ô nhiễm nhất thế giới nằm ở Ấn Độ.

97% thành phố ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Với hơn 100.000 dân không đáp ứng các tiêu chuẩn về không khí của WHO. Với các nước có thu nhập cao, tỷ lệ giảm xuống 49%.

Như vậy có thể thấy, tình trạng không khí ngày càng biến đổi theo chiều hướng xấu. Và không có dấu hiệu ô nhiễm suy giảm và không khí trở lại bình thường. Ngay cả ở những vùng quê tưởng như không khí trong lành, sạch thì chất lượng không khí cũng không an toàn.

Đặc biệt ô nhiễm không khí xảy ra ở những nước kém phát triển, dân số đông. Ở những nước này thường chú trọng phát triển kinh tế hơn là bảo vệ môi trường. Vì vậy cũng không ngạc nhiên khi tỉ lệ bệnh tật ở các nước này là cao nhất trên thế giới.

Hậu quả của ô nhiễm không khí đối với sự sống

Đối với con người, đống vật, thực vật nói chung sống phụ thuộc vào không khí. Thì ô nhiễm không khí đã ảnh hưởng rất lớn, làm thay đổi các đối tượng này so với trước đây. Sự sống là một chuỗi liên kết với nhau, như chuỗi thức ăn,… Nếu một loài bị thay đổi và ảnh hưởng sẽ kéo theo các loài khác. Chưa kể tất cả còn cùng chung sống trong một bầu không khí. Vì vậy có thể thấy ô nhiễm không khí là đa tác động đến với sự sống.

Đối với con người

Ô nhiễm không khí là một trong các nguyên nhân gây ung thu cho con người. Mà ở đây bụi mịn trong không khí là nguyên nhân chính. Cơ thể con người có cơ chế tự bảo vệ với bụi hạt có kích cỡ lớn hơn 10 micromet. Với các kích cỡ bụi từ 0,01 đến 5 micromet sẽ bị giữ lại trong khí quản và phế nang. Còn bụi mịn PM2.5 là bụi có đường kính nhỏ hơn 2,5 micromet. Với kích thước siêu nhỏ, loại bụi mịn này sẽ bị giữ lại trong phổi, xâm nhập vào cơ thể. Ngay cả ở nồng độ thấp, thì đều ảnh hưởng sức khỏe nhiều người hơn bất kỳ chất gây ô nhiễm nào khác.

Ngoài ra ô nhiễm không khí còn gây ra rất nhiều bệnh khác. Trong đó điển hình nhất có:

Bệnh tim mạch

Theo các báo cáo vào năm 2007: các bằng chứng cho thấy nguy cơ ô nhiễm không khí xung quanh là một yếu tố nguy cơ tương quan với tổng số tử vong tăng lên do các biến cố tim mạch (khoảng từ 12% đến 14%/10 microg/m³). Ở phụ nữ, ô nhiễm không khí không liên quan đến xuất huyết nhưng bị đột quị do thiếu máu cục bộ. Tỉ lệ tử vong do đột quị co động mạch vành do ô nhiễm không khí cũng tăng cao. Nguyên nhân và các hiệu ứng có thể được trung gian bởi co mạch, viêm cấp thấp và xơ vữa động mạch. Các cơ chế khác như sự mất cân bằng hệ thống thần kinh tự trị cũng đã được gợi ý.

Bệnh phổi

Ô nhiễm không khí là tác nhân gây các bệnh về phổi. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD), gồm các bệnh như viêm phế quản mãn tính, khí phế thũng mãn. Nguy cơ mắc bệnh hen suyễn cũng gia tăng. Tỉ lệ nhập viện và tử vong do các bệnh COPD và hen suyễn cũng tăng cao.

Diển hình nhất như ở người thường xuyên hút thuốc lá và sinh sống ở những nơi ô nhiễm không khí. Thì tỉ lệ các bệnh về phổi cũng cao hơn, và tình trạng bệnh năng hơn.

Không khí ô nhiễm cũng ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe và khả năng lao động của con người.

Đối với động vật, thực vật

Ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến động vật, thực vật nói riêng và sự sống nói chung. Không khí bị ô nhiễm có các thành phần độc hại như lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, ozon, flo, chì… Làm nhiễm độc và giảm khả năng kháng bệnh của động thực vật.

Ngoài ra ô nhiễm không khí còn là nguyên nhân chủ yếu gây nên hiệu ứng nhà kính và biến đổi khí hậu. Là một trong các nguyên nhân dẫn đến các thiên tai gây hậu quả lớn. Nguy hại hơn còn gây ra hiện tượng mưa axit. Gián tiếp làm thực vật bị thiếu canxi, các chất dinh dưỡng, vi sinh vật,…

Mưa axit làm ion nhôm được giải phóng vào nước làm hại đến rễ cây. Làm giảm khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng và nước của thực vật. Mưa axit làm mòn lớp phủ bảo vệ lá cây, khiến cây phát triển chậm.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm hai yếu tố từ tự nhiên và con người. Trong đó nguyên nhân gây ảnh hưởng và ô nhiễm không khí nhanh chóng chính là con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ tự nhiên

Ô nhiễm không khí do gió bụi: Gió kết hợp với bụi có thể đẩy lượng bụi bẩn lớn bao phủ hàng trăm km. Nguy hiểm hơn khi các đợt gió đi qua các vùng ô nhiễm, kéo theo các chất độc hại đến các vùng lân cận. Như vậy gió là nguyên nhân làm mức độ ô nhiễm trở nên nghiêm trọng hơn.

Ô nhiễm không khí do bão, lốc xoáy: Bão sinh ra một lượng lớn khí thải NOx vào trong không khí. Cũng như gió, bão và lốc xoáy cũng mang theo bụi bẩn nhưng với quy mô lớn hơn nhiều cả về chất và lượng. Điển hình như bão cát sa mạc mang theo nhiều loại bụi mịn. Ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe với quy mô lớn.

Ô nhiễm không khí do phun trào núi lửa: Khi núi lửa hoạt động, phun trào sẽ đẩy lượng lớn tro bụi với bán kính vài km. Với nhiều thành phần độc hại như metan, clo, lưu huỳnh,… ảnh hưởng lớn với các vùng lân cận và bầu khí quyển.

Ô nhiễm không khí do sương mù:  Sương mù khiến không khí khó lưu thông. Vì vậy ở những thành phố, nơi không khí bị ô nhiễm sẽ làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn. Những lượng bụi bẩn, chất độc hại sẽ bị giữ lại trong không khí thay vì bị phân tán, lắng đọng.

Ô nhiễm không khí do cháy rừng “tự nhiên”: Nguyên nhân này rất ít khi do tự nhiên xảy ra, nếu có thì cũng chịu tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của con người.

Nguyên nhân gây ô nhiễm không khí từ con người

Ô nhiễm không khi do các hoạt động công nghiệp và nông nghiệp

Đây là nguyên nhân chính làm ô nhiễm không khí. Hình ảnh các nhà máy với ống khói 24/24, ngày qua ngày xả khói bụi đã không còn lạ. Với tốc độ phát triển các ngành công nghiệp nặng, tái chế, không có biện pháp bảo vệ môi trường hiệu quả. Kèm theo việc rò rỉ các chất động hại ra môi trường, phát tán ra không khí.

Hay các hoạt động trong nông nghiệp như đốt rơm rạ, đốt rừng làm nương rẫy. Các hoạt động này xả thải các khí độc CO2, CO, SO2, NOx… Cùng các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi,… không được xử lí hết.

Ô nhiễm không khi do các hoạt động giao thông vận tải

Giao thông, vận tải là nhu cầu thiết yếu của con người mỗi ngày. Với các loại phương tiện sử dụng động đốt trong hiện nay và các loại phương tiện đã cũ, quá hạn không đủ tiêu chuẩn bảo vệ môi trường. Thì đây cũng là nguyên nhân rất lớn gây ô nhiễm không khí. Mỗi khi ra đường ở các thành phố lớn chúng ta có thể cảm nhận rõ ràng lượng khói bụi bị xả ra từ các phương tiện di chuyển này.

Ô nhiễm không khí do các hoạt động quân sự

Khói bụi phát sinh trong quá trình thử vũ khí hay tại các vùng quân sự rất lớn. Vấn đề ô nhiễm tại các vùng này hết sức nghiêm trọng và nặng nề. Có thể thấy lượng khói bụi trong các hoạt động quân sự này là rất lớn. Đặc biệt với các loại vũ khí có tầm hủy diệt lớn.

Ô nhiễm không khí trong quá trình sinh hoạt

Trong quá trình sinh hoạt, con người thường xuyên nấu nướng. Đặc biệt là việc sử dụng vật liệu đốt thay vì sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường. Đó là các loại bếp gas, bếp sử dụng nguyên liệu gỗ, rơm rạ, than. Đã làm cho chất lượng không khí trong chính ngôi nhà suy giảm đáng kể.

Các biện pháp bảo vệ môi trường không khí

Giữ gìn môi trường không khí là điều quan trọng và cần hành động ngay. Nhất là trong bối cảnh ô nhiễm không khí đâng diễn ra nghiêm trọng trên toàn thế giới. Nhất là các thành phố lớn, nơi ô nhiễm đến mức có “bụi thay sương”.

Theo khuyến cáo của các chuyên gia thì mỗi quốc gia nên có các biện pháp mạnh và kịp thời. Tăng cường các thiết bị giám sát và kiểm tra không khí. Nâng cao nhận thức, tuyên truyền cho người dân về ô nhiễm không khí và bảo vệ chúng. Đẩy mạnh việc nghiên cứu phát triển những công nghệ làm giảm khí phát thải. Đem ra những biện pháp thay thế sử dụng động cơ, bếp đun nấu truyền thống.Thay thế  bằng động cơ điện, bếp điện, từ,… không phát sinh khí thải. Ngăn chặn việc chặt phá rừng, lá phổi xanh của trái đất.

Còn đối với mỗi chúng ta hãy thu gom, xử lí rác thải đúng cách. Hạn chế các hoạt động làm phát sinh khí thải. Trồng cây và hạn chế chặt phá cây cối. Hay tuyên truyền cho những người xung quanh biết về ô nhiễm không khí và bảo vệ không khí.