Mục Lục
Ô nhiễm môi trường đất là gì?
Môi trường đất được coi là ô nhiễm khi gây ảnh hưởng xấu đến con người và hệ sinh thái. Ô nhiễm môi trường đất là môi trường đất bị lây nhiễm các chất độc hại. Làm thay đổi thành phần trong đất so với trạng thái duy trì sự sống bình thường. Ô nhiễm đất gây bất lợi cho sự sống, ảnh hưởng đến hệ sinh thái đang tồn tại, hiện hữu.
Đất bị coi là ô nhiễm khi các nồng độ chất độc hại, hay một số loại chất tồn tại quá nồng độ quy định. Khi này đất sẽ không thể sử dụng cho nhiều mục đích duy trì sự sống. Bởi đất bị ô nhiễm sẽ gây ảnh hưởng đến các đôi tượng sinh vật sống với mức độ khác nhau.
Ví dụ như: đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm dầu, nhiễm các chất công nghiệp độc hại, nhiễm phóng xạ,…
Các cách cải tạo đất bị ô nhiễm: Tại đây
Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường đất
Con người gây ô nhiễm môi trường đất
Con người chiếm dụng và quản lí phần lớn số lượng đất trên bề mặt trái đất. Vì vậy con người là nguyên nhân rất lớn dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường đất. Đặc biệt trong thời đại công nghiệp hóa hiện đại hóa, con người đã biết tổng hợp, phân tách các chất. Trong quá trình này con người đã thải rất nhiều chất độc nguy hại ra ngoài môi trường sống.
Sự tiên tiến của cuộc sống hiện đại ngày nay, làm cho cuộc sống con người tiện ích, dễ dàng hơn. Thiên nhiên đã cho con người rất nhiều nguyên liệu quý báu để sản xuất. Thế nhưng đáp trả lại, đó là sự thờ ơ trong các biện pháp bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Môi trường đất nói riêng cũng như môi trường tự nhiên nói chung đang biến đổi từng ngày do tác động của con người. Nhưng đó là sự chuyển biến bất lợi cho con người và hệ sinh thái.
Vậy con người đã tác động như thế nào và những gì đến môi trường đất. Khiến môi trường quan trọng duy trì sự sống này bị ô nhiễm.
Chất thải từ các nhà máy khu công nghiệp bị xả trực tiếp ra môi trường đất
Chất thải công nghiệp là các chất phát sinh trong quá trình sản xuất của các nhà máy, xí nghiệp. Chất thải công nghiệp có 2 loại:
- Chất thải rắn nguy hại: Bao gồm khí thải độc hại, hóa chất ở dạng lỏng, chúng dễ gây ra cháy nổ, ngộ độc. Tác động không tốt đến sức khỏe của con người và dễ ăn mòn nhiều vật chất khác.
- Chất thải rắn như sắt thép kim loại bị gỉ cũ kĩ gây ít hoặc không nguy hại nhưng chúng cần phải được xử lý dọn dẹp hay tái chế cẩn thận.
Vấn đề công tác quản lí, xử lí chất thải công nghiệp không hiệu quả
Nền công nghiệp của con người rất phát triển theo chiều hướng có lợi cho họ. Nhưng những biện pháp bảo vệ môi trường tương đương thì không. Lượng chất thải lớn từ các ngành công nghiệp nhất là công nghiệp nặng vẫn chưa được xử lí hiệu quả. Hiện tại các công nghệ xử lí chất thải công nghiệp còn chưa phát triển đồng đều. Chi phí đắt, tốn nguồn nhân lực, tốn thời gian,… là lí do để các biện pháp xử lí không được áp dụng. Nhiều công ty, doanh nghiệp vì lợi nhuận sẵn sàng cắt bỏ nhiều thứ để lãi cao nhất. Tất nhiên các quy trình máy móc xử lí chất thải cũng vậy.
Công tác quản lí yếu kém cũng là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp lách luật. Hậu quả là số lượng lớn chất thải bị thải trực tiếp ra môi trường, chôn lấp thô sơ. Minh chứng khoảng vài năm gần đây có rất nhiều vụ đổ trộm chất thải vào môi trường đất bị phát hiện.
Một số loại chất thải công nghiệp
Có thể kể đến một số chất thải từ công nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất như tro than, xỉ. Trong tro than có rất nhiều chất độc hại như: 5 mg / L chì, polynuclear aromatic hydrocarbons, benzo anthracene, benzo fluoranthene… Các chất PAHs là chất gây ung thư.
Nước thải từ các công ty xí nghiệp từ các công ty sơn, nhuộm,… chứa BOD, COD, TSS, Dầu khoáng, Photpho, kim loại nặng, Sunfua,…
Chất thải từ sinh hoạt của con người
Trong quá trình sinh hoạt con người thải ra rất nhiều chất thải ảnh hưởng đến môi trường đất. Chất thải ảnh hưởng chủ yếu đến đất là rác thải và nước thải.
Rác thải trong quá trình sinh hoạt
Rác thải trong sinh hoạt là ván đề rất lớn gây ô nhiễm không chỉ riêng môi trường đất. Rác thải sinh hoạt của con người gồm có các chất thải vô cơ và hữu cơ. Với số lượng cực kì lớn mà con người mất hàng trăm năm cũng không thể xử lí hết được lượng rác hiện tại. Hầu hết lượng rác thải sinh hoạt đều được xử lí bằng các chôn lấp dưới lòng đất. Với số lượng rác thải cực kì lớn thì lượng đất đai dùng để chôn lấp cũng lớn tường tự. Cộng với lượng rác thải ngày một tăng mà không có dấu hiệu giảm. Thì mỗi quốc gia phải chấp nhận diện tích đất bị ô nhiễm do chôn vùi rác thải là rất lớn.
Rác thải khi được chôn xuống lòng đất hoặc bị vứt trên bề măt, đất sẽ bị nhiễm chất độc. Khi chôn lấp, rác thải nhựa sẽ làm cho đất không giữ được nước, dinh dưỡng. Ngăn cản quá trình khí oxy đi qua đất, gây tác động xấu đến sự sinh trưởng của cây trồng. Nó có thể làm ô nhiễm nguồn nước, gây ra cái chết của các vi sinh vật có lợi cho cây ở dưới lòng đất.
Nước thải sinh hoạt
Nước là yêu tố cần thiết trong đời sống sinh hoạt của con người. Con người cần sử dụng nước trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Như là tắm rửa, giặt giũ, nấu ăn, uống,… Vì vậy lượng nước thải sinh hoạt là rất nhiều.
Đa số lượng nước thải sinh hoạt bị xả thẳng ra môi trường, nhiều nhất là môi trường đất. Hiện nay các hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt là đếm trên đầu ngón tay, rất ít. Hoặc có thì hệ thống dẫn tại các đô thị, khu chung cư cũng kém chất lượng. Nước thải sinh hoạt bị rò rỉ, tồn đọng và ngấm vào lòng đất. Còn đối với nước sinh hoạt xả thải trực tiếp ra môi trường đất thì ô nhiễm rất nặng.
Trong nước thải sinh hoạt chứa rất nhiều tạp chất từ dầu tắm gội, dầu rửa, các cặn bã trên cơ thể, nấu ăn,… Đất bị ô nhiễm nước thải sinh hoạt thường chuyển màu, bốc mùi, sinh vật sống bị chết,…
Rác thải xây dựng
Hiện nay ngành xây dựng rất phát triển, lĩnh vực này liên tục hoạt động không ngừng nghỉ. Các tòa nhà, công trình liên tục bị đập bỏ và xây mới. Các công trình bị bỏ đi đều không thể dùng tái chế lại. Mà được sử dụng thay thế làm nền các công trình, tuy nhiên là rất ít. Nguồn rác thải xây dựng không có nhiều chất độc hại và an toàn đối với con người. Nên việc lựa chọn môi trường đất làm nơi đổ bỏ là lẽ dĩ nhiên.
Tuy nhiên rác thải xây dựng lại làm mất môi trường đất tự nhiên của các sinh vật sống khác. Làm cây cối không thể, khó, chậm phát triển bởi nó che phủ đất, rễ cây khó đâm sâu, làm mát nguồn dinh dưỡng của cây.
Hoạt động nông nghiệp
Các sản phẩm sử dụng trong nông nghiệp làm ô nhiễm môi trường đất như thuốc sâu, phân bón, vỏ đựng,… Chứa rất nhiều chất độc hại ảnh hưởng đến chất lượng đất. Trong các sản phẩm này chứa nhiều hóa chất độc hại gây bất lợi cho sự sống.
Hoạt động của tự nhiên làm ô nhiễm môi trường đất
Có thể kể đến một số hoạt động tiêu biểu của tự nhiên làm ô nhiễm môi trường đất như nhiễm phèn mặn do thủy triều, bão lũ cuốn trôi các chất độc xuống đất, núi lửa phun trào. Trong số đó nghiêm trọng nhất là nhiễm phèn, mặn do trủy triều và kho hạn. Ảnh hưởng rất lớn đến một vùng đất rộng lớn và khó khắc phục, giải quyết.
Xâm nhập mặn (nhiễm phèn, mặn)
Là hiện tượng nước mặn (nước biển) xâm nhập sâu vào vùng đất vốn dĩ là vùng nước ngọt. Làm thay đổi độ mặn, độ phèn trong đất gây bất lợi cho cây, động vật, con người. Hiện tượng này ít khi xảy ra với mức độ cao gây thiệt hại lớn. Nhưng nếu xảy ra với mức độ mạnh thì gây hậu quả rất lớn. Khó khăn trong việc xử lí, giải quyết mà đất có trở lại bình thường hay không phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên.
Ví dụ như đợt hạn mặn tại các tỉnh thành ven biển miền Nam nước ta vào đầu năm nay (2020). Mức độ nhiễm mặn đã xảy ra với quy mô rộng lớn, trong thời gian dài. Nhiễm mặn xảy ra bởi nhiều yếu tố thủy triều nên, khô hạn, nước ngọt đầu nguồn không đổ về, không có mưa trong khoảng thời gian dài. Vì vậy cách xử lí hoàn toàn dựa vào thiên nhiên, đó là mưa lớn.
Bão, lũ lụt cuốn trôi các chất độc hại vào đất
Lũ lụt làm cuốn trôi các rác thải, chất thải của con người. Khi hết lũ lụt sẽ để lại lương chất thải lớn vào môi trường đất. Lũ lụt cũng làm xói mòn cuốn trôi các quạng, mỏ,… làm các chất độc từ đây di chuyển đến vùng đát khác gây ô nhiễm.
Sau mỗi trận bão, lũ lụt, lũ quét,… có thể thấy rất nhiều rác trôi nổi. Lũ bão sẽ cuốn trôi các rác thải, chất thải từ bãi rác,… ra khắp mọi nơi. Sau cùng để lại rác trên mặt đất và chất bẩn ngấm xuống lòng đất gây ô nhiễm.
Hậu quả của ô nhiễm Môi trường đất đối với trái đất
Không chỉ tại Việt Nam, mà hiện nay vấn đề ô nhiễm môi trường đất đang là mối đe dọa trên toàn thế giới, là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại bởi các hậu quả khó lường:
Nguồn nước ngầm cản kiệt
Có lẽ đây chính là hậu quả nghiêm trọng nhất ảnh hưởng trực tiếp đến nhân loại hiện nay. Môi trường đất bị ô nhiễm sẽ làm cho nguồn nước ngầm bị ảnh hưởng xấu. Cụ thể là các hóa chất gây hại bên trong đất ô nhiễm sẽ ngấm dần vào nước ngầm theo thời gian, gây hại đến sức khỏe của con người. Hiện nay, nước ngầm đang là nguồn nước chủ yếu phục vụ cho nhu cầu ăn uống, sinh hoạt hàng ngày của con người.
Đất đai biến chất
Do phần mặt đất bị thay đổi tính chất, tạo điều kiện cho các loài nấm gây hại phát triển mỗi khi có mưa lớn/ Bên cạnh đó, đất đai sẽ bị xói mòn khi có mưa lớn diễn ra, bị ngập mặn, khiến cho đất trở nên khô cằn mất dần chất dinh dưỡng.
Hện sinh thái bị ảnh hưởng nặng nề
Đất là cũng là một hệ sinh thái vô cùng phong phú, nơi ở của các loài côn trùng cũng như giun dế có ích cho cây trồng. Tuy nhiên, ô nhiễm sẽ khiến cho quá trình chuyển hóa thực vật kém đi, giảm năng suất cây trồng. Điều này kéo dài dẫn tới mất cân bằng hệ sinh thái, đe dọa trực tiếp đến đời sống con người cũng như các loài vật sống.
Ô nhiễm gây hại tới ngành chăn nuôi, trông trọt
Ô nhiễm đất khiến đất đai mất cân bằng dinh dưỡng, góp phần khiến mùa màng thất thu, cây trồng chậm lớn, từ đó mà sản lượng nông nghiệp giảm sút.
Kéo theo đó là lượng thức ăn phục vụ chăn nuôi giảm mất đi, khiến sản lượng chăn nuôi đi xuống.
Gây hại cho sức khỏe nhân loại
Mối liên quan giữa môi trường và sức khỏe con người rất lớn là điều không phải bàn. Ô nhiễm đất còn có thể dẫn tới các bệnh về hô hấp, da, dị tật nếu con người tiếp xúc quá lâu, và chúng cũng được các nhà khoa học chỉ ra là nguyên nhân gây ra chứng chậm phát triển ở trẻ nhỏ.
Thực trạng ô nhiễm môi trường đất tại Việt Nam
Chúng ta sẽ không khó khăn gì khi tìm kiếm những bãi rác rộng lớn, những bãi rác tự phát. Chỉ cần đi trên dường phố sẽ thấy những bãi đất bị chiếm dụng làm bãi đổ rác. bốc mùi nồng nặc, che kín mặt đất, cùng với các chất thải làm ô nhiễm môi trường đất. Hay ở những bãi đất trống, khu du lịch rác thải vẫn bị vứt bừa bãi, không đúng nơi quy định. Làm cho diện tích đất tự nhiên bị che phủ và ảnh hưởng khá lớn.
Một điểm đáng chú ý nổi bật là rác thải ở Việt Nam chưa được xử lí hiệu quả. Hầu hết lượng rác thải tại nước ta hoàn toàn được chôn lấp. Không có biện pháp xử lí lượng rác này triệt để. Và ngày càng tốn nhiều diện tích đất dùng để chôn lấp rác thải. Tại các bãi rác vừa và lớn, môi trường đất bị ô nhiễm nặng nề. Không những che lấp, làm ảnh hưởng đến bề mặt đất. Theo dòng nước mỗi khi mưa lũ, các chất bản độc hại sẽ nhiễm sâu vào lòng đất. Theo mạch nước ngầm và lây nan sang các khu vực đất lân cận.
Nước thải sinh hoạt bị thải trực tiếp ra mặt đất mà không qua xử lí. Hoặc bị thải trực tiếp vào nguồn nước và ngấm vào đất. Bạn sẽ không lạ gì với những rãnh nhỏ do nước thải tạo nên trên mặt đất. Hay những kênh mương, sông ngòi ô nhiễm lây nan ô nhiễm sang cả môi trường đất.
Nước thải, chất thải công nghiệp bị đổ trộm: Hiện nay rất nhiều cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp,… đổ trộm chất thải, rác thải ra môi trường. Tìm trên internet bạn sẽ thấy rất nhiều vụ việc bị phát hiện.
Biện pháp cải thiện và bảo vệ môi trường đất
Diện tích đất là hữu hạn và diện tích đất sử dụng được lại càng hạn hẹp hơn. Vì vậy môi người cần phải bảo vệ môi trường đất ngay hôm nay:
- Giảm lượng rác thải, nước thải hàng ngày.
- Tái chế những đồ có thể dùng được
- Phân loại, xử lí rác hợp lí, khoa học, đúng quy định.
- Dọn dẹp, làm sạch các nơi đất bị ô nhiễm.
- Tích cực tuyên truyền cho người dân ý thức bảo vệ môi trường đất nói riêng và môi trường nói chung.
- Chú trọng công tác quản lí xử lí rác thải cảu các cơ sở sản xuất, công ty, xí nghiệp,…
- Phạt nặng những hành vi xả rác bừa bãi, đổ trộm chất thải.
- Cải tạo đất, trồng cây xanh.
- Tích cực tuyên truyền bảo vệ môi trường đất nói riêng và môi trường tự nhiên nói chung.
- Sử dụng các giống cây trồng có thể chống sâu bệnh, hạn chế dùng chất hóa học trong trông trọt, chăn nuôi.
- Tích cực phục hồi hệ sinh thái rừng để bảo vệ đất khỏi bị rửa trôi và mất chất dinh dưỡng.