Nói về bể phốt, bể tự hoại 3 ngăn thì nó không thể thiếu trong ngôi nhà của bạn được. Nó vô cùng quan trọng đến mức khi bạn trước khi xây nhà là bạn đã phải xây dựng và thiết kế bể phốt trước rồi. Vậy bạn đã nắm được cấu tạo bể phốt, cách xây dựng bể phốt cho nhà mình chưa? Nên xây 2 ngăn hay 3 ngăn? Xây 3 khối, 4 khối, 5 khối hay 10 khối? Công đoạn xây bể phốt vô cùng quan trọng. Bởi nếu chỉ sai một bước thôi là bạn có thể phải đục tung cả nhà lên để sửa lại đấy. Vì vậy bạn hãy tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi để nắm được cấu tạo bể phốt và cách xây dựng bể phốt nhé!
Liện hệ thiết kế bể phốt 3 ngăn, xây bể phốt 3 ngăn giá rẻ: Tại Đây
Bể phốt, bể tự hoại là gì?
Tôi dám cá với bạn là hầu như các bạn đều biết về bể phốt, bể tự hoại nhưng đôi khi nhiều chị em lại không quan tâm và cũng không biết nên chúng tôi xin phép được trình bày lại như sau.
” Bể phốt, bể tự hoại là là một phần chính của hệ thống tự hoại. Hệ thống tự hoại là hệ thống xử lý nước thải quy mô nhỏ, thường được áp dụng đối với những vùng cách xa hệ thống xử lý nước thải của nhà nước hoặc các công ty chuyên xử lý nước thải. ” Theo wikipedia.org
Giải thích lại cho các bạn dễ hiểu, bể phốt hay bể tự hoại là một loại bể chứa chất thải sinh hoạt của con người vào trong bể. Sau đó chất thải sẽ được phân hủy bởi các vi sinh vật thành bùn thải. Bùn thải tích tụ lại trong ngăn lắng của bể sau khoảng 2-5 năm thì sẽ đầy và phải nhờ đến các đội hút bể phốt để hút bùn thải này ra và bạn tiếp tục sử dụng thêm vài năm nữa trước khi nó đầy.
Mục Lục
Nguyên lí hoạt động của bể phốt 3 ngăn
Khi chúng ta nhấn xả nước thì chất thải sẽ trôi theo đường ống đi thẳng xuống bể tự hoại rồi sẽ vào ngăn chứa. Các chất hữu cơ như đạm, chất béo,… trong nước sẽ được vi sinh vật phân hủy.
Tiếp tới, chất thải sẽ dần thành dạng bùn rồi lắng xuống đáy bể chứa, tại đây, các chất không thể phân hủy sẽ được di chuyển sang bên bể lắng để xả ra ngoài. Ở ngoài khi gặp điều kiện thích hợp chúng sẽ biến chuển thanh chất khí như NH3, CH4,..rồi bay ra ngoài.
Một số lưu ý khi dùng bể tự hoại:
Chúng tôi trong quá trình làm việc và nghiên cứu đã đưa ra các lưu ý sau đây để bạn và gia đình có thể lưu tâm và sử dụng đúng cách giúp bể phốt hoạt động lâu nhất nhé!
- Trong quá trình xây dựng hãy lưu ý và thiết kế bể và các đường ống cống phù hợp với gia đình mình trành xây bể quá nhỏ sẽ khiến bể nhanh đầy.
- Tránh để vật khó phân hủy như: tóc, túi bóng, xương, các vật kim loại vào bể phốt. Nó sẽ khiến vừa bị tắc cống, bể phốt nhà bạn không thể phân hủy được và sẽ nhanh đầy.
- Có thể sử dụng thêm men vi sinh đổ vào bồn cầu. Vì men vi sinh có chứa các vi sinh vật có chức năng phân hủy chất thải tốt hơn. Giúp bể phốt nhà bạn lâu đầy hơn
Những chiêu trò của dịch vụ hút bể phốt tại hoàng mai mà bạn nên biết
Cấu tạo bể phốt 3 ngăn
Bể tự hoại 3 ngăn gồm có 1 ngăn chứa, 1 ngăn lắng và 1 ngăn lọc. Bể phốt thường được xây dựng ở gần nhà đối với các gia đình ở ngoại thành hay gai đình đất rộng. Còn hầu hết trong nội thành bể tự hoại được xây ngay ở dưới nên nhà của bạn. ( Công đoạn xây bể phốt là sau khi xây móng xong.)
Ngăn chứa: là ngăn chứa chất thải đầu tiên sau khi được thải xuống. Vì thế diện tích ngăn chứa lớn nhất chiếm đến một nửa diện tích của bể phốt
Ngăn lọc và ngăn lắng là 2 ngăn có chức năng phân hủy chất thải và lắng bùn thải sau khi phân hủy.
Ngoài ra các bạn cần lưu ý thêm cách đặt ống trong bể phốt đúng cách nhé! Trong bài trên chúng tôi hướng dẫn các bạn cách đặt ống trong bể tự hoại, các loại ống và đường kính ống nên sử dụng.
Để bể hoại được hoạt động tốt nhất, bạn nên xem xét kĩ tiêu chuẩn và các kích thước cần thiết để phù hợp với yêu cầu của bạn, phải xem gia đình bạn có nhiều thành viên hay không để dự trữ lượng chất thải tối đa, đó là nền móng để biết cần tạo bể tự hoại chứa được bao nhiêu khối. Điều đặc biệt đáng quan tâm là phải phù hợp với thiết kế trong công trình của giá đình bạn.
Xem thêm: Cấu tạo bể tự hoại 2 ngăn bản vẽ thiết kế và quá trình xây dựng
Bản vẽ thiết kế bể tự hoại 3 ngăn:
Bản vẽ PFD và CAD: Xem thêm
Những lưu ý khi làm bể tự hoại 3 ngăn:
- Thành của bể phải được xây bằng gạch chắc chắn, bê tông cốt thép phải được chế tạo từ vật liệu Composite, HDPE… nhằm hạn chế tình huống xấu nhất là nứt hoặc thủng bể phốt.
- Đáy bể đổ tấm đan bê tông cốt thép mác 200, độ dày khoảng 200mm
- Chiều sâu từ lớp nước trong bể từ đáy bể tới mặt nước không được thấp hơn 1,2 mét.
- Chiều rộng hay đường kính của bể thấp nhất là 0,7 mét. Nếu bể là hình chữ nhật thì tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của bể là 3:1.
- Nếu lưu lượng nước thải lớn hơn 10m3/ ngày và dưới 20m3/ ngày thì nên xây bề 3 ngăn.
- Khi làm bể cần phải quan tâm đến chất lượng của bể vì một khi đi vào sử dụng, bể có vấn đề xảy ra, rất khó có thể khắc phục được ngay, và gây nhiều hậu quả xấu dẫn đến dò rỉ bể phốt, gây ảnh hưởng lớn môi trường.
- Bể tự hoại 3 ngăn nói riêng và tất cả các loại bể khác, cần phải được kín, không bị các tác động bên ngoài vào như ngấm nước ngầm, đáy bể bị biến dạng, không đảm bảo được kết cấu.
5 mẹo vặt giúp bạn trả giá hút bể phốt tại Hà Nội xuống chỉ còn 200.000 đông/khối
Kỹ thuật xây dựng bể phốt 3 ngăn và chú ý
Kỹ thuật xây dựng
Đối với bể tự hoại xây bằng gạch:
Phải xây bằng tường đôi (220mm) hoặc dày hơn, xếp gạch đặt ở các vị trí so le nhau ngang rồi lại dọc, xây bằng gạch đặc mác 75 và vữa xi măng cát vàng mác 75, mạch vữa phải no, dày đều, miết kỹ.
Mặt trong và mặt ngoài bể được trát vữa xi măng cát vàng mác 75, dày 20mm, chia làm 2 lớp: lớp đầu dày 10mm có khía bay, lớp ngoài dày 10mm, trát vữa phải miết kỹ, ngoài cùng đánh màu xi măng nguyên chất chống thấm.
Khi trát mặt tường trong bể cẩn đặt các tấm lưới thép 10x10mm chống nút và chống thấm, một phần dưới lưới nằm trên đáy bể ít nhất 200mm.
Mực nước ngầm cao, phải chèn thêm ít nhất một lớp sét dày ít nhất 100mm xung quanh bể. Đáy bể phải được làm bằng bê tông cốt thép, đổ liền khối với dầm bao xung quanh chu vi bể ở chân tường, chiều cao tối thiểu 100mm để chống thấm.
Xem thêm: Cảnh giác các đơn vị hút bể phốt tại Cầu Giấy lừa đảo.
Đối với bể đúc sẵn
Khi dùng loại bể này, chúng ta cần chú ý đến vị trí nắp bể và ống dẫn truyền vào các ngắn, ống dẫn nước ra vào đều phải giăng kín. Tốt nhất là hãy sử dụng các loại ống bằng cao su có khả năng chịu nhiệt, hóa chất cũng như xói mòn của nước.
Chú ý khi xây bể
Thứ nhất, ống dẫn phân ra, vào cần là loại chữ T và có đường kính tối thiểu là 100mm. Đầu trên ống phải cao hơn mực nước, đầu dưới phải ngập khoảng 400mm để không bị váng bám, cốt đáy ống cần cao hơn đáy 50mm.
Thứ hai, các ống dẫn nước ra vào phải đặt so le tránh tắc, độ dốc khoảng 2% và chiều dài không vượt quá 12m.
Cuối cùng, 3 ngăn bể được thông với nhau bằng ống dẫn cút chữ L ngược có đường kính nhỏ nhất là 100mm. Cút hoặc lỗ phải cách bể khoảng 500mm và cách mặt nước ít nhất 300mm để quá trình cấp thoát, phân hủy diễn ra trơn tru.
Mô hình bể tự hoại 3 ngăn hoàn chỉnh:
Để xây dựng bể tự hoại 3 ngăn cho gia đình, bạn có thể tham khảo các bản vẽ của chúng tôi, hoặc có thể mua trực tiếp tại các doanh nghiệp đang sản xuất cung cấp các dạng bể phốt cải tiến theo quy trình công nghiệp.