Trừ một số loài chuột được con người thuần hóa để nuôi. Thì đa số loài chuột đối với con người là động vật có hại cho đời sống. Chúng không ngừng phá phách, lật tung căn nhà của bạn mỗi khi bạn sơ ý. Ai trong chúng ta cũng tùng nếm trải cảm giác phiền toái mà người bạn cùng nhà này mang đến. Như đồ đạc bị chúng gặm tơi tả, nửa đêm thức giấc vì tiếng chạy nhảy, phá phách của chúng. Đồ ăn bị đục phá, gây hư hỏng không thể sử dụng được. Người bạn cùng nhà này quả thật là quá khó chịu và đã đi xa sự chịu đựng của chúng ta. Vậy làm sao để có thể tống cổ kẻ sống chui lủi trong ngôi nhà của bạn.

Cũng giống như các sinh vật gây hại trong ngôi nhà của bạn. Như kiến, gián, ruồi, muỗi,… chúng đều có thể đến, đi và quay lại bất cứ lúc nào. Gây bất lợi cho đời sống của chính chúng ta trong một khoảng thời gian dài. Nhưng các loài này đều có cách ngăn chặn chúng và khiến chúng không còn quay trở lại.

Trong bài viết này chúng tôi sẽ tổng hợp lại các cách đuổi chuột mà bạn không ngờ đến. Giúp bạn đuổi lũ chuột gây phiền toái này ra khỏi nhà, đem lại sự bình yên vốn có cho ngôi nhà của bạn. Nhưng trước khi đi đến các cách đuổi chuột hữu hiệu này. Thì chúng ta nên tìm hiểu đôi chút về các loài chuột gây hại. Để hiểu rõ hơn và ngăn chặn chúng quay trở lại và biến ngôi nhà của bạn thành sở thú cho chuột.

Mục Lục

Đặc điểm của loài chuột gây hại

Ngoài một số loài chuột được ưu chuộng nuôi hiện nay như hamster. Chúng khá dễ gần với con người, có thể nói là ngoan ngoãn, biết nghe lời. Chủ nuôi hoàn toàn có thể kiểm soát được chúng. Hoặc một số các thể chuột được thuần hóa từ bé thì gần như không gây hại cho con người.

Còn lại đa số các loài chuột sống quanh môi trường với con người đều gây hại. Có thể kể đến như:

Chuột nhắt

  • Nguồn gốc của chuột nhắt ở nước ta bắt nguồn từ châu Âu. Đó là do những người châu Âu khai hoang đầu tiên đưa đến.
  • Chúng có thể sinh sản nhanh chóng và gây thiệt hại đáng kể. Nhất là những đồ đạc, vật dụng lương thực thực phẩm,…do hoạt động gặm nhấm của chúng.
  • Chúng còn gây nhiễm bẩn thực phẩm và các nguyên liệu khác do phân mà chúng để lại. Phân chuột nhắt thậm chí còn là nguồn gây bệnh suyễn tiềm ẩn ở trẻ em.

Chuột đàn

Hình dáng

  • Chuột đàn có chiều dài 16-24 cm, với đuôi dài hơn đầu và thân.
  • Chuột đàn có thể đạt đến trọng lượng 150-200 g.
  •  Sở hữu mũi nhọn, tai to và cơ thể thon.

Vòng đời

  • Chuột đàn đẻ 5-10 con con mỗi lứa, và đẻ từ 3-6 lứa một năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Chỉ mất 12-16 tuần kể từ khi sinh để đến giai đoạn trưởng thành về giới tính.

Thói quen

  • Chuột rất nhanh nhẹn và là loài leo trèo rất giỏi.
  • Thức ăn ưa thích của chúng là trái cây ẩm. Chuột đàn sẽ ăn khoảng 15g thức ăn một ngày và uống 15ml.

Chuột cống

Hình dáng

  • Chuột cống có kích thước lớn. lên đến 40 cm, có đuôi ngắn hơn đầu và thân.
  • Có trọng lượng trung bình vào khỏang 350 – 500 g.
  • Sở hữu chiếc mũi khằm, tai nhỏ và cơ thể dày hơn khi so với Chuột cống Đen (Rattus rattus).

Vòng đời

  • Chuột cống đẻ 7-8 con mỗi lứa, và từ 3-6 lứa một năm.
  • Thời kỳ mang thai kéo dài khoảng 3 tuần.
  • Chỉ mất 10-12 tuần kể từ khi sinh để đến giai đoạn trưởng thành về giới tính.

Thói quen

  • Thức ăn ưa thích là ngũ cốc, mặc dù chúng là loài ăn tạp.
  • Chúng sẽ ăn khoảng 30g thức ăn một ngày và uống 60ml nước.

Chuột chù

Hình dáng

Chuột chù là loài có kích thước nhỏ bé. Một con chuột chù khi trưởng thành có chiều dài cơ thể chỉ khoảng 10 – 15cm.

  • Phần đuôi của chúng khá dài, nhỏ, nhọn và dài gần ngang với tỷ lệ cơ thể của chúng.
  • Chuột chù có phần đầu nhỏ và giống với hình tam giác.
  • Phần mõm của dòng chuột  khá nhọn và dài.
  • Mũi nhỏ màu nâu đen rất thính.
  • Răng cửa của chúng rất phát triển. Điều này khiến chúng thường xuyên phải gặm nhấm đồ vật để mài răng.
  • Mắt của chuột chù khá bé, tròn và đen nhanh.
  • Tai khá to, tròn và vểnh lên được bố trí ở đỉnh đầu.
  • Thân hình của chuột khá tròn, phần lưng hơi cong 4 chân nhỏ.
  • Tại mỗi bàn chân sẽ có những ngón nhỏ có móng vuốt khá sắc nhọn
  • Hai bàn chân trước thường có nhiều ngón hơn so với bàn chân sau
  • Chuột chù thường có màu nâu xám đậm bao phủ toàn bộ cơ thể.
  • Lông của chuột chù khá dày, xù và chia thành 2 lớp.
  • Có mùi hôi vô cùng khó chịu, mùi này có từ khi chúng còn nhỏ.

Vòng đời

  • Chuột chù sinh sản quanh năm, chu kỳ sinh sản của chúng thường chỉ cách 2 – 3 tháng.
  • Sinh sản theo hình thức giao phối giữa con đực và con cái.
  • Chuột chù mang thai trong khoảng 20 – 30 ngày thì sinh sản.

Thói quen

  • Chuột chù thường đi kiếm ăn vào ban đêm. Thức ăn của chuột chù thường là những loại thức ăn thừa của con người để ôi thiu.

Cách đuổi chuột ra khỏi nhà từ tất cả các ngóc ngách

Sau khi tìm hiểu về các đặc tính của loài chuột, chúng ta sẽ đến với các cách để đuổi chúng. Chuột thường ẩn mình trong các ngóc ngách nơi tăm tối trong căn nhà. Là nơi không dễ gì nhìn thấy và tiếp cận hay có thể bắt chúng một cách nhanh chóng trước khi chúng luồn lách và biến mất. Bạn sẽ không thể đuổi, bắt chúng bằng cách thông thường. Vì vậy chúng tôi đã tổng hợp một số cách đuổi chuột hiệu quả sau đây mà bạn nên thử qua.

Sử dụng giấm để đuổi chuột

Nghe thì có vẻ vô lí, giấm mà có thể đuổi được chuột. Có mà chúng còn mạnh dạn nếm thử, thấy không hợp thì bỏ đi chọn món khác ấy chứ. Nhưng không, như cái cách bạn ghét người yêu cũ của bạn vậy. Thì chuột còn có một vài thứ ghét hơn thế, đặc biệt là giấm.

Theo các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, chuột đặc biệt ghét giấm. Thế nên sử dụng giấm có thể nói là 1 biện pháp ít tốn kém mà lại dễ dàng nhất. Trong căn bếp của nhiều hộ gia đình hầu như đều sẵn có. Nếu không bạn cũng có thể mua chúng một cách dễ dàng với mức giá rẻ.
Thực hiện:

Thấm nước giấm vào băng gòn giẻ hoặc đổ trực tiếp xuống bề mặt nơi mà lũ chuột hay lui tới hoặc đi qua. Khi tiếp xúc chúng sẽ tự động bỏ khỏi nơi ở cũ và ra khỏi căn nhà của bạn.

Lưu ý: Giấm rất nhanh bay mùi, vì thế hãy làm việc này thường xuyên. Và đặt ở tất cả các vị trí chúng hay có mặt, lui tới. Có vẻ khá tốn thời gian nhưng cũng khá hiệu quả. Nếu bạn không thể dành thời gian cho việc này thì cũng có thể sử dụng những cách khác.

Cách đuổi chuột Sử dụng quế, ớt, ớt bột, tỏi

Chuột là một loại gặm nhấm nhỏ rất sợ mùi hăng, cay và nồng. Về vấn đề này khá giống với con người không ăn được cay. Vì vậy những người này sẽ không đến những của hàng toàn đồ cay đâu. Chuột cũng vậy nếu nếm phải mùi cay của tỏi ớt, đặc biệt là thường xuyên ném phải những mùi vị này. Chắc chắn chúng sẽ khó chịu và ngay lập tức bỏ căn nhà thân yêu mà ra đi thôi.

Cách làm: Bạn có thể giã nhỏ, xay nhuyễn các gia vị cay này sau đó rải nên các bề mặt mà chúng thường đi qua. Hoặc bạn cũng có thể trộn vào hạt ngũ cốc, cơm thừa,… Cũng rải nên các bề mặt chúng hay đi qua hoặc vào hang ổ của chúng nếu bạn phát hiện. Khi ăn phải buổi tiệc cay này chắc chắn chúng sẽ lẳng lặng bỏ đi mà không nói lời từ biệt.

Cách đuổi chuột sử dụng tinh dầu đuổi chuột

Sử dụng mùi hương đuổi chuột khá nhiều nhưng tinh dầu là hiệu quả nhất. Vì tinh dầu cũng được đặc chế và ở dạng đậm dặc hơn. Vì vậy hiệu quả cũng sẽ cao hơn. Sử dụng tinh dầu thường có mùi dễ chịu, thế nên sẽ làm căn nhà của bạn trở nên thơm tho, dễ chịu.
Cách làm: Nhỏ tinh dầu xung quanh nhà, các bề mặt chuột đi qua hoặc hang ổ của chúng.
Lưu ý: Tinh dầu thuộc loại bay mùi nhanh, nhớ nhỏ thường xuyên, nếu không bầy chuột sẽ quay lại sớm thôi, và việc mua tinh dầu thường xuyên cũng tốn kha khá tiền đấy.

Cách đuổi chuột Sử dụng dầu mazut

Dầu mazut là 1 sản phẩm thường thấy ở trong các tiệm sửa xe, bạn có thể ghé xin, việc thay dầu xe thường xuyên ở tiệm sửa xe sẽ tồn ra rất nhiều loại dầu này, họ sẽ cho bạn mà không lấy 1 đồng nào đâu.
Cách làm: Bôi dầu mazut ở những nơi chuột sinh sống, lũ chuột rất sợ mùi này, chúng sẽ bỏ đi sớm thôi, bạn có thể bôi lên một số vật dụng như đường ống để tránh việc chuột cắn phá, việc liếm phải dầu mazut sẽ làm chuột bị chết do ngộ độc.
Lưu ý: Dầu mazut khá là bẩn, hãy chú ý chỉ bôi ở những chỗ không ảnh hưởng tới mỹ quan căn nhà, hoặc dễ dàng lau chùi như sàn gạch trơn bóng.

Cách đuổi chuột Long não đuổi chuột?

Hướng dẫn: Đặt long não vào tủ quần áo, giá sách, tủ bếp. Nghiền long não thành bột sau đó rắc lên các nơi chuột sinh sống, qua lại, nhà kho… Hoặc bạn có thể hòa bột long não với giấm trắng, xịt lên các nơi nghi ngờ có chuột, chuột sẽ sợ hãi mà kéo nhau chuyển nhà sớm.

Sử dụng cây bạc hà đuổi chuột

Ngoài một số tác dụng như để sản xuất tinh dầu và chữa bệnh thì bạc hà cũng có một số lợi ích khác. Một trong số đó là đuổi chuột, mang lại kết quả khá hiệu quả.
Cách làm: Rắc là bạc hà tươi quanh những chỗ chuột hoạt động. Trồng cây bạc hà trong nhà, đặt lá bạc hà khô trong các ngăn tủ bếp, tủ quần áo, chuột sẽ ngửi thấy mùi và tránh xa.

Cách đuổi chuột Sử dụng amoniac

Amoniac là dung dịch có mùi khai dặc trưng của nước tiểu. Con người khi hít phải gây khó chịu, sốc, thậm chí là buồn nôn. Còn đối với chuột chúng có mũi rất thính, có thể chết khi ngửi Amoniac với đủ liều. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng cách này trong căn nhà thân yêu của mình.

Cách làm: Rắc amoniac nên bề mặt chúng thường đi qua hoặc rắc trực tiếp vào hang ổ của chúng.

Lưu ý: Vì amoniac cực kì nặng mùi cho nên hãy chọn lựa kĩ trước khi sử dụng. Bạn nên chỉ sử dụng ở nơi ít khi qua lại như nhà kho, ngời vườn,… Tránh rắc trong nhà vì không biết bạn và chuột ai sẽ bỏ nhà mà đi trước.

Cách đuổi chuột Đuổi chuột bằng hạt tiêu

Hạt tiêu là một loại gia vị trong tủ bếp nhà bạn, hãy tận dụng nhé.
Cách làm: Hạt tiêu giã nhỏ, rắc xung quanh hang chuột, các nơi chuột chạy qua, mùi hắc và cay của hạt tiêu sẽ khiến những con chuột cao chạy xa bay ra khỏi căn nhà bạn.

Diệt chuột bằng cách dùng bẫy chuột

Đây là cách hiệu quả hơn khá nhiều so với các cách trên. Cách này sẽ hiệu quả hơn khi bạn ít sử dụng đến hoặc chưa sử dụng bao giờ. Đây cũng là cách được áp dụng phổ biến, một lựa chọn phương pháp triệt để. Các loại bẫy cũng rất dễ mua như bẫy bằng gỗ, kim loại, keo dính,…

Cách diệt chuột bằng keo dính 

Hướng dẫn:  Sau khi mua các loại bả dính, keo dính bạn tiến hành dặt chúng tại các ngóc ngách nơi chuột thường đi qua. Hoặc bạn cũng có thể đặt mồi nhử ở giữa để chúng dính bẫy.

Hạn chế: Cách này chỉ áp dụng với các loại chuột có kích thước nhỏ như chuột nhắt. Đối với các loài lớn hơn chúng sẽ dễ dàng thoát khỏi bẫy và chạy thoát.

Mẹo diệt chuột đơn giản từ củ khoai tây 

Hướng dẫn: Dùng một lớp mỏng khoai tây nghiền cùng bát nước nhỏ đặt trước hang chuột. Khi chuột ăn vào và uống nước sẽ khiến natri trong khoai tây nghiền nở ra và tiêu diệt chuột.

Nuôi mèo – thiên địch của chuột 

Nếu bạn đã thử hết cách mà số lượng chuột quấy phá trong nhà vẫn không giảm. Thì bạn nên chọn nuôi thiên địch của chúng- đó là mèo. Là cách lâu dài, bền vững mà lại hiệu quả nhất. Tuy nhiên trừ một số trường hợp bạn nuôi phải con mèo coi chuột là bạn.

Mèo và chuột luôn kị nhau, ở đâu có mèo, chuột thường ít lai vãng. Chuột chỉ cần nghe tiếng mèo kêu hoặc thấy bóng dáng mèo chúng sẽ sợ hãi mà bỏ chạy. Chuột cũng là thức ăn của mèo ngoài tự nhiên, vì thế mèo sẽ săn bắt, diệt trừ chuột.